Giá tiêu trong nước và thế giới đồng loạt tăng

Giá tiêu hôm nay 26/3 ghi nhận giữ mức ổn định tại các tỉnh, thành trọng điểm của cả nước. Sắp tới, giá tiêu khó có cơ hội tăng, do chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch mới làm tăng nguồn cung, trong khi nhu cầu tiêu thụ bị hạn chế do dịch COVID-19.

Cụ thể giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 86.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 83.000 đồng/kg tại Gia Lai.

Giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo): 84.000 đồng/kg, Bình Phước: 85.000 đồng/kg, Đồng Nai: 84.000đồng/kg.

Như vậy giá tiêu hôm nay ghi nhận tăng 1.000 đồng tại hầu hết các địa phương trồng tiêu. 

spices-lead.jpg

Theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, trong tuần trước (22 - 26/11) tại khu vực Nam Á, giá tiêu Ấn Độ tiếp tục theo chiều hướng tích cực do sự gia tăng của nhu cầu và sự dịu đi của đại dịch COVID-19. Tiêu đen nội địa của quốc gia này tăng 4%, từ 6.223 USD/tấn lên 6.501 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kochi cũng tăng 10%, từ 6.501 lên 7.125 USD/tấn.

Còn tại Sri Lanka, giá tiêu nội địa tăng tuần thứ 6 liên tiếp. Tiêu đen nội địa của quốc gia này tăng 5%, từ 4.895 USD/tấn lên 5.163 USD/tấn. Giá tiêu tại Sri Lanka đã tăng tới 24% trong hơn 1 tháng qua.

Tuần trước tại Việt Nam, giá tiêu nội địa tiếp tục ghi nhận xu hướng giảm, trong khi đó các loại còn lại ổn định trong 3 tuần qua do thị trường khá trầm lắng. Cụ thể, giá tiêu đen trong nước giảm 1%, từ 3.528 USD/tấn xuống 3.494 USD/tấn; tiêu trắng nội địa giữ nguyên trong khoảng 5.361 - 5.368 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng TP Hồ Chí Minh giữ trong khoảng 4.290 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng TP.HCM ổn định tại 6.500 USD/tấn.

Trong khi đó, giá tiêu giao dịch nội địa và quốc tế của Indonesia ổn định trong tuần này sau 3 tuần tăng liên tiếp do thị trường ít giao dịc. Cụ thể, tiêu đen nội địa của quốc gia này ổn định trong khoảng 3.819 USD/tấn đến 3.830 USD/tấn; tiêu trắng nội địa đi ngang từ 6.481 đến 6.501 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Lampung giữ nguyên từ 4.524 USD/tấn đến 4.538 USD/tấn; giá FOB tiêu trắng tại cảng Pinang trong khoảng 7.459 - 7.482 USD/tấn.

Trong khi đó, giá tiêu nội địa của Malaysia giảm do sự suy yếu của đồng Ringgit Malaysia so với USD (4,21 MYR/USD), giảm 1%. Giá tiêu quốc tế tiếp tục được giao dịch ổn định trong 3 tuần qua. Cụ thể, giá tiêu đen nội địa giảm 1%, từ 3.603 xuống 3.572 USD/tấn; tiêu trắng nội địa giảm 1%, từ 6.072 xuống 6.019 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kuching giữ ở mức 5.200 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng Kuching ở mức 7.400 USD/tấn.

Theo Khmer Times, giá hạt tiêu của Campuchia dự kiến ​​sẽ tăng lên 20.000 Riel (5 USD/kg) vào năm tới, nhờ sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Ông Mak Ny, Chủ tịch Liên đoàn Hồ tiêu và Gia vị Campuchia, cho biết, năm 2022, giá tiêu tại Campuchia sẽ tốt hơn năm 2021, bởi mặc dù sản lượng không giảm nhưng lượng tiêu thụ tăng lên khi các nước trên thế giới mở cửa trở lại và thúc đẩy tiêu dùng. Tiêu đen GI của Campuchia hiện có giá 1.500 USD/tấn, trong khi tiêu đỏ và tiêu trắng có giá lần lượt là 2.500 USD và 2.800 USD mỗi tấn.

HẢI MY

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương