Giá xăng dầu trong nước có thể giảm vào ngày mai

Nếu giữ nguyên mức trích lập quỹ Bình ổn giá như hiện hành, giá xăng có giảm 170 đến 200 đồng/lít vào ngày mai (12/8).

Theo dữ liệu từ Bộ Công Thương, giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore duy trì mức độ ổn định, có xu hướng giảm nhẹ nhưng không đáng kể so với chu kỳ 15 ngày trước.

Cụ thể, tại kỳ điều chỉnh mới, giá xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 trung bình có giá 44,20 USD/thùng, giảm khoảng 2%. Trong khi đó, xăng RON 95 là 45,43 USD/thùng, cũng giảm xấp xỉ khoảng 2% so với chu kỳ trước.

Một doanh nghiệp xăng dầu khu vực Hà Nội chia sẻ với Báo Dân Việt, giá xăng trong kỳ điều chỉnh ngày 12/8 dự báo sẽ không thay đổi. Trong khi đó, giá dầu khả năng giảm khoảng 170 - 200 đồng /lít hoặc kg. Việc giá xăng biến động ra sao phụ thuộc vào việc sử dụng quỹ bình ổn của cơ quan quản lý. Nếu không sử dụng quỹ, có thể giá xăng sẽ giảm nhẹ ở mức 80 - 100 đồng/lít.

Tại kỳ điều chỉnh gần đây nhất hôm 28/7, giá xăng trong nước sẽ điều chỉnh tăng sau khi áp dụng quỹ bình ổn (BOG). Trong đó, xăng E5 RON 92 là 150 đồng/lít; Dầu diesel là hơn 280 đồng/lít; dầu hoả 240 đồng/lít; Dầu mazut 280 đồng/kg. Riêng, giá xăng RON 95 được giữ nguyên. 

Sau khi tăng giá, xăng E5 RON 92 không cao hơn 14.409 đồng/lít; dầu diesel không cao hơn 12.397 đồng/lít; Dầu hỏa không cao hơn 10.279 đồng/lít; Dầu mazut không cao hơn 11.183 đồng/kg.

Giá xăng dầu trong nước có thể giảm vào ngày mai

Giá xăng dầu trên thị trường thế giới, theo ghi nhận lúc đầu giờ sáng nay, dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 2,3%, lên mức 42,17 USD/thùng. Giá dầu Brent tăng 1,71% lên mức 45,16 USD/thùng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai (10/8) giá dầu thế giới đã tiếp tục tăng mạnh, sau khi Ả Rập Xê Út báo cáo nhu cầu dầu thô ở châu Á đã phục hồi trở lại gần mức trước đại dịch, đặc biệt tại Trung Quốc, nguồn tin từ Bloomberg.

Theo báo cáo trên ​​đã hỗ trợ thêm cho thị trường dầu mỏ, trước đó nhiều thương nhân lo ngại rằng dịch COVID-19 sẽ giáng một đòn mạnh vào nhu cầu dầu, vì vậy điều này khiến họ yên tâm hơn trong thời gian sắp tới.

Cụ thể, vào tháng 6, nhu cầu dầu toàn cầu ở mức khoảng 90 triệu thùng/ngày (bpd), tăng từ 75 - 80 triệu thùng/ngày so với tháng 4.

Theo EIA (Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ) vào tuần trước, tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ tiếp tục giảm mạnh 7,4 triệu thùng trong tuần cuối tháng 7, là nguyên nhân giúp giá dầu thô tăng lên mức cao nhất trong 5 tháng trở lại đây.

Tuy nhiên, giá dầu đã giảm mạnh trong phiên cuối tuần (8/8) sau khi phải chịu áp lực từ việc đồng USD phục hồi và Quốc hội Mỹ không đạt được thỏa thuận về gói kích thích kinh tế trị giá 1.000 tỉ USD mà thị trường đang kì vọng.

Ngoài ra, giá dầu tăng trở lại, do được hỗ trợ trước các dữ liệu nhà máy Trung Quốc và nhu cầu năng lượng tăng khi các nước đang dần gỡ bỏ các lệnh phong tỏa, nhưng các nhà giao dịch vẫn thận trọng do Mỹ - Trung vẫn chưa hết căng thẳng.

Giảm phát của các nhà máy ở Trung Quốc đã giảm bớt vào tháng 7, do giá dầu toàn cầu tăng và hoạt động công nghiệp tăng trở, làm tăng thêm dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

(Tổng hợp).

PHƯỢNG LÊ

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương