Gói hỗ trợ 16 nghìn tỷ đồng: Chỉ những doanh “chết” mới đủ điều kiện được vay

Theo các doanh nghiệp, để đáp ứng đủ các tiêu chí do Bộ LĐ-TB&XH đưa ra, chỉ có doanh nghiệp “chết” mới vay được.

Ngân hàng Chính sách xã hội đã chuẩn bị sẵn sàng 16 nghìn tỷ đồng cho các doanh nghiệp vay ưu đãi lãi suất 0% để trả lương cho người lao động. Tuy nhiên chưa có doanh nghiệp nào đáp ứng đủ các tiêu chí do Bộ LĐ-TB&XH đưa ra. 

Ông Phạm Văn Việt, Tổng Giám đốc Cty TNHH Việt Thắng Jean cho biết, hồ sơ của công ty bị loại ngay từ đầu. Trong khi từ ngày dịch bùng phát, hàng loạt đối tác tạm dừng nhập hàng khiến dòng tiền của công ty đứt quãng. Công ty cần rất nhiều chi phí để chi trả lương, mỗi tháng riêng khoản này đã là gần 40 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi làm hồ sơ, thủ tục vay tiền, công ty không đáp ứng được. Theo ông Việt, nếu đáp ứng đủ các tiêu chí thì công ty đã phá sản rồi. 

Gói hỗ trợ 16 nghìn tỷ đồng: Chỉ những doanh “chết” mới đủ điều kiện được vay

Đối với DN dệt may, trong thời tạm dừng sản xuất đơn hàng cho đối tác, để giữ người lao động, công ty phải chuyển sang sản xuất khẩu trang và đồ bảo hộ lao động, đồng thời luân phiên, giảm giờ làm ở một số bộ phận. Nếu như theo tiêu chí để vay thì công ty phải sa thải 20% công nhân. Không chỉ vậy, các tiêu chí như DN phải trả trước 50% tiền lương ngừng việc cho NLĐ và không phát sinh doanh thu..., công ty khó có thể đạt được.

Bà Đặng Thị Mùi, Trưởng phòng nhân sự Cty TNHH Vina Korea (KCN Khai Quang, Vĩnh Phúc) cũng cho biết, dù đã nộp hồ sơ từ lâu nhưng đến nay công ty vẫn chưa vay được. Khi nộp hồ sơ, công ty chưa chuyển đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mặc dù trong quy định không nhắc đến vấn đề này. Tuy nhiên phía cơ quan nhà nước thông báo phải chuyển đổi để họ xác minh tài sản, tài chính.

Bà Mùi thông tin, công ty hiện vẫn đang gặp khó khăn về tài chính do nguồn nguyên liệu và đầu ra chưa nối lại được. Mặc dù đang có nhu cầu vay vốn nhưng không đáp ứng nổi hồ sơ. 

Nhiều DN cho biết, có nguyện vọng được hưởng gói hỗ trợ, nhưng việc phải chứng minh được một số vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính, thuế... khiến họ ngần ngại. Bên cạnh đó, quy định không có doanh thu khiến hầu hết các DN không đáp ứng được.

Ông Trần Đức Nghĩa, Giám đốc Cty TNHH Quốc Tế Delta cho biết, với tiêu chí của gói vay trả lương lãi suất 0% hỗ trợ, chỉ những DN “chết” mới đủ điều kiện được vay. Nếu hết tiền, công ty không trả được lương, trong thời gian dịch công ty chuyển hướng để có thể tri trả lương, không có DN nào ngồi chờ “chết” để hỗ trợ cả.

Ông Nguyễn Hồng Dân, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội cho biết, hiện tại, Hà Nội mới chỉ có 2 hồ sơ DN đang nộp để vay gói trả lương lãi suất 0%. Nguyên nhân là điều kiện đưa ra khắt khe khiến DN khó đáp ứng đủ. Để hỗ trợ các DN, Bộ LĐ-TB&XH có thể đề xuất Chính phủ điều chỉnh các tiêu chí, trong đó giảm các điều kiện cho vay, chỉ cần DN chứng minh gặp khó khăn về nguồn trả lương là được.

Theo báo cáo, tính đến đầu tháng 6 có 43 DN có nhu cầu vay vốn để trả lương cho NLĐ nghỉ việc nhưng chưa DN nào được giải ngân vì không đủ điều kiện. Phần lớn không đáp ứng được tiêu chí có 20% số lao động phải ngừng việc do dịch. Vì vậy cần xem xét lại điều kiện này. 

Ông Trần Đức Nghĩa, Giám đốc Cty TNHH Quốc Tế Delta cho rằng, để tạo điều kiện cho các DN vay được gói hỗ trợ, cơ quan chức năng có thể căn cứ vào doanh thu của DN trong mấy tháng dịch bệnh… 

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh cho biết, Bộ đang tổng hợp ý kiến, đề xuất đẻ triển khai gói hỗ trợ. Bộ cũng đang xây dựng dự thảo để kiến nghị Thủ tướng điều chỉnh lại một số điều kiện cho vay, theo hướng giảm các tiêu chí đối với việc cho DN vay lãi suất 0% để trả lương cho NLĐ

Hiện chưa DN nào được vay từ gói 16 nghìn tỷ đồng do các DN bị ảnh hưởng đã bắt đầu quay trở lại làm việc, có DN còn tích lũy kinh phí để trả lương hoặc phải chứng minh tài chính khiến DN e ngại ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh nên chưa chủ động trong việc lập hồ sơ đề nghị vay vốn và xác nhận các chế độ hỗ trợ khác cho NLĐ.

Thanh Mai

EVFTA giúp Việt Nam trở thành điểm đầu tư mới cho các doanh nghiệp

EVFTA giúp Việt Nam trở thành điểm đầu tư mới cho các doanh nghiệp

Theo trang Nikkei Asia Review, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có thể giúp Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư mới.