Gần đây, một dân mạng Trung Quốc chia sẻ câu chuyện thu hút sự chú ý.
Trong một dịp nghỉ lễ, gia đình chúng tôi về quê. Rất nhiều họ hàng đến thăm. Một lần, có người cháu đến cùng đứa con 5 tuổi cũng ở thành phố về, ghé qua chơi. Sau khi chào hỏi, tôi đưa cho đứa trẻ một túi quà nhỏ. Cậu bé mỉm cười mở ra, nhưng khuôn mặt liền nhăn lại khi nhìn thấy món đồ dùng học tập bên trong: "Chỉ có mấy thứ này thôi sao, chán quá".
Rõ ràng ở quê rất nhiều trẻ em, việc chuẩn bị quà quá nhiều tiền không phải ai cũng có điều kiện. Vốn dĩ vợ tôi chỉ muốn các cháu được vui vẻ, không ngờ câu nói của đứa trẻ khiến cô ấy đỏ bừng mặt. Cậu bé bị bố mắng, và mọi người thì "chữa ngượng" bằng một trận cười.
Ảnh minh hoạ |
Đến giờ ăn, hành vi của cậu bé càng khiến người ta kinh ngạc hơn. Khi được gọi vào bàn ăn, đứa trẻ liếc nhìn bàn đầy đồ ăn, lập tức không vui hét lên: "Mấy món này là món gì vậy? Mùi vị thật tệ, con không muốn ăn!".
Chuyện này vẫn chưa kết thúc, trước khi rời đi, cậu bé còn thích thú với một món đồ chơi ở nhà và muốn mang nó đi. Không ngờ con của chúng tôi giật lại, không chịu cho. Kết quả là đứa trẻ khóc lóc, gây rối, cuối cùng bị bố mẹ kéo đi trong bất lực.
Sau này, khi những người thân và bạn bè khác nói về đứa trẻ này, mọi người đều lắc đầu và cho rằng chỉ số trí tuệ cảm xúc quá thấp và được gia đình chiều chuộng vô lối.
Thực tế, trong cuộc sống của chúng ta không ít trẻ có trí tuệ cảm xúc thấp như vậy. Nhiều bậc cha mẹ sẽ cố gắng hết sức để tập trung vào việc nuôi dưỡng chỉ số IQ của con mình nhưng lại thường vô thức bỏ bê việc rèn luyện trí tuệ cảm xúc.
Việc nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc của trẻ cũng quan trọng như việc nuôi dưỡng chỉ số IQ. Đáng tiếc là nhiều bậc cha mẹ chỉ chú trọng đến việc nâng cao chỉ số IQ của con mà bỏ qua việc giáo dục trí tuệ cảm xúc cho con.
Trẻ có trí tuệ cảm xúc thấp có khả năng tự chủ cảm xúc kém, dễ có cảm xúc tiêu cực, nói chuyện xúc phạm người khác. Trẻ không những không được yêu thích mà còn rơi vào trạng thái tuyệt vọng khi gặp khó khăn, thất bại. Những đứa trẻ như vậy thích khoe khoang để đạt được sự hài lòng nhưng lại rất ghen tị và không thể đồng cảm với người khác.
Trẻ có trí tuệ cảm xúc thấp có những hành vi sau, dù chỉ có một thì cũng phải sửa, nếu không sẽ bị thiệt thòi:
1. Lời nói thiếu suy nghĩ
Cha mẹ đã quen với việc dùng "lời nói trẻ con" để giúp con bào chữa khi con có ứng xử thiếu đúng mực. Họ luôn cho rằng việc trẻ không giấu được suy nghĩ khi còn nhỏ là điều bình thường. Nhưng trẻ em có trí tuệ cảm xúc thấp sẽ thường xuyên có lời nói không tự chủ, không để tâm đến ý kiến của người khác, không biết suy nghĩ từ góc độ của người khác, không thể thông cảm với nỗi đau của ai cả.
Trẻ rất hay phàn nàn chê bai, chẳng ai, chẳng điều gì khiến trẻ hài lòng. Tính cách này dẫn đến việc trẻ không biết tự nhìn nhận chính mình, luôn thấy điểm xấu của người khác và bắt đầu nói xấu sau lưng họ.
Trẻ EQ cao có khả năng đặt mình vào vị trí của người khác để từ đó đánh giá mọi vấn đề theo lăng kính của họ hoặc cảm nhận những điều người khác đang trải qua. Việc đặt mình vào vị trí của người khác giúp tạo mối liên kết sâu sắc và thể hiện sự quan tâm tới cộng đồng. Đây cũng là kỹ năng trẻ em nói chung cần được xây dựng trong cuộc sống để xử lý những vấn đề từ tranh chấp trong sân chơi đến bất đồng khi làm việc nhóm.
Khi hiểu được quan điểm, cảm nhận của người khác, trẻ đồng cảm tốt hơn, xử lý bất đồng theo hướng hòa bình, ít phán xét, tôn trọng sự khác biệt. Các em có thể lên tiếng bảo vệ những người yếu thế, làm việc giúp đỡ mọi người xung quanh.
2. Ngang ngược, dễ mất bình tĩnh
Mỗi đứa trẻ đều có một chút nóng nảy và thỉnh thoảng sẽ mất bình tĩnh để giải tỏa sự bất mãn và căng thẳng. Tuy nhiên, nếu một đứa trẻ ngang ngược, cố chấp bất kể hoàn cảnh hay thời điểm, luôn tìm kiếm rắc rối, điều đó có nghĩa là trí tuệ cảm xúc của trẻ quá thấp, luôn coi trọng bản thân mình quá mức. Trẻ cho rằng người khác dễ bắt nạt, mọi người nên xoay quanh mình.
3. Không biết giúp đỡ mọi người
Trí tuệ cảm xúc cao khiến trẻ quan tâm đến mọi người xung quanh nhiều hơn và tìm cách giúp đỡ khi thấy người khác gặp khó khăn. Đó có thể là giúp bố mẹ làm việc nhà, chủ động làm quen với bạn mới trong lớp hoặc tham gia hoạt động tình nguyện. Các em tập trung nhiều hơn vào "chúng tôi" thay vì "tôi".
Việc giúp đỡ mọi người nên được làm một cách tự nhiên, thay vì vì mục đích cá nhân.
Trẻ EQ cao cũng luôn cảm thấy biết ơn những gì mình đang có. Các em không chỉ nói cảm ơn theo phép lịch sự mà còn hiểu rõ tại sao lại thấy biết ơn. Khi nói chuyện với mọi người, trẻ EQ cao có thể chia sẻ về những điều cảm thấy trân trọng như món ăn mẹ nấu, được sang chơi nhà bạn.
Trẻ có EQ thấp thì ngược lại. Chúng là những đứa trẻ lười biếng, không chịu giúp đỡ người lớn. Khi tiếp xúc với người khác, con luôn tìm cách trốn trách làm việc, có khi còn ăn vạ để nhờ ai đó làm giúp.
Trong trường hợp này, nhiều ông bố bà mẹ còn ngụy biện rằng con còn nhỏ nên không biết gì và cho qua. Thế nhưng thực chất nếu đối diện với việc con không hiểu phép tắc, bạn cần răn dạy con ngay, nếu không, biết đến khi nào chúng mới "chịu lớn"?
Lấy chồng xong “ở ẩn”, nữ ca sĩ này giờ giàu sụ, sở hữu dàn siêu xe khiến ai nấy lác mắt: Chuyện dạy con càng nể
Nhiều năm qua, nữ ca sĩ ít chia sẻ về cuộc sống riêng tư trên báo chí.