IMF cảnh báo Trung Quốc phải khẩn cấp giải quyết rủi ro tài chính

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Trung Quốc cần khẩn trương thực hiện các bước để kiềm chế rủi ro tài chính khi nền kinh tế phục hồi.

Trong một báo cáo hàng năm được công bố vào hôm 8/1, Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF ) cho biết các biện pháp cứu trợ COVID-19 "không chắc chắn" nên được loại bỏ dần dần. Đồng thời, các quy định nới lỏng về cách xử lý nợ xấu “có nguy cơ gia tăng rủi ro và làm mất đi những tiến bộ gần đây, trong việc tăng cường minh bạch và quản trị ngân hàng”.

Quỹ cho biết, mức nợ đã tăng cao trong thời gian đại dịch, đặc biệt là ở khu vực tư nhân. Trong khi đó, chất lượng tín dụng có thể bị suy giảm, do các quy định cần nới lỏng hơn đối với các khoản nợ xấu. Ngân hàng nhỏ và một số địa phương có thể phải chịu áp lực tài chính nhiều hơn, trong đó nợ chính quyền địa phương tăng nhanh ngay cả khi doanh thu chậm lại.

IMF dự báo, nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 7,9% trong năm 2021, và sau đó giảm dần xuống 5,2% vào năm 2025. Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng là tăng gấp đôi quy mô tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2035, tức là tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 4,7% - 5% trong vòng 15 năm tới.

Tuy nhiên, theo IMF, sự phục hồi ở Trung Quốc diễn ra không đồng đều, nhu cầu tư nhân làm giảm sự phục hồi của tăng trưởng công nghiệp và xuất khẩu.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 7,9% trong năm 2021 và sau đó giảm dần xuống 5,2% vào năm 2025. Ảnh: Bloomberg
Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 7,9% trong năm 2021 và sau đó giảm dần xuống 5,2% vào năm 2025. Ảnh: Bloomberg

Helge Berger, người đứng đầu IMF tại Trung Quốc, cho biết: “Điều chúng tôi nhìn thấy ở Trung Quốc là sự tăng trưởng chưa cân bằng. Nó vẫn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của cộng đồng, cụ thể là dưới hình thức đầu tư cơ sở hạ tầng công. Còn cái tụt hậu là tiêu dùng”.

Về chính sách tài khóa, IMF khuyến nghị Trung Quốc chuyển chính sách tài khóa khỏi chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, hướng tới hỗ trợ các hộ gia đình và củng cố mạng lưới an sinh xã hội.

Cũng trong báo cáo, IMF nêu rõ: “Việc thiết lập một hệ thống an toàn xã hội hiệu quả và đáng tin cậy để chuyển tiền đến các hộ gia đình có thu nhập thấp trong thời kỳ suy thoái kinh tế, sẽ tác động lớn đến sự phục hồi. Nó cũng sẽ giúp tăng trưởng bền vững hơn, bằng cách giảm tỷ lệ tiết kiệm cao của hộ gia đình và tăng cường tái cân bằng kinh tế đối với tiêu dùng tư nhân trong trung hạn”.

Mặt khác, chính sách tiền tệ nên duy trì khả năng phù hợp để đưa lạm phát trở lại mức bền vững, và ngăn chặn các điều kiện tài chính bị thắt chặt quá mức. Các khuôn khổ quản lý và giám sát, bao gồm khuôn khổ chính sách bảo mật vĩ mô và các quy định cho vay trực tuyến, cũng cần được tăng cường để đề phòng rủi ro tiềm ẩn.

IMF cho biết, tổng nợ chính phủ ước tính sẽ tăng lên 92% GDP và đạt 113% vào năm 2025. Những con số tài khóa tăng thêm đó bao gồm nợ của các phương tiện tài trợ của chính quyền địa phương và các hoạt động ngoài ngân sách khác, cũng như các khoản vay nội bảng thông thường.

Trong tuyên bố chính sách gần đây nhất của mình, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết, họ sẽ quan tâm hơn đến việc phòng ngừa rủi ro và ổn định mức nợ trong nền kinh tế vào năm 2021. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đang tìm cách tránh sự thay đổi đột ngột trong chính sách tiền tệ, trong khi vẫn duy trì đủ hỗ trợ cho sự phục hồi của nền kinh tế.

Theo báo cáo của IMF, các nhà chức trách Trung Quốc lo ngại nhất về rủi ro bên ngoài. Cụ thể, đại dịch là rủi ro nổi bật nhất đối với tăng trưởng trong năm 2021. Các nhà chức trách kỳ vọng đòn bẩy sẽ ổn định trong năm nay và cho biết rủi ro tài chính có thể kiểm soát được.

NHẬT SANG

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương