Kết quả nghiên cứu vắc xin COVID-19 khả quan, 3 tỷ phú chia nhau 2 tỷ USD

Nghiên cứu khả quan về vắc xin COVID-19 đã giúp nhà sáng lập và hai nhà đầu tư vào BioNTech bỏ túi gần 2 tỷ USD.

Cổ phiếu của Pfizer đã tăng giá hôm 9/11 sau khi hãng dược phẩm khổng lồ này công bố kết quả khả quan của giai đoạn 3 quá trình thử nghiệm vắc xin COVID-19 . Loại vắc xin này được Plizer hợp tác phát triển với Công ty Công nghệ Sinh học BioNTech của Đức và nó đã cho kết quả cho thấy có thể kháng Virus Corona đến  90%.

Tin tức này đã khiến cổ phiếu BioNTech tăng 14% (tính đến 1h30 chiều giờ theo giờ ET) và chính điều này đã nâng giá trị tài sản của người sáng lập, tỷ phú Uğur Şahin và các nhà đầu tư lớn nhất của công ty gồm anh em tỷ phú người Đức Thomas và Andreas Struengmann lên thêm.

Giá cổ phiếu tăng vọt đã thúc đẩy giá trị tài sản ròng của Şahin tăng thêm hơn 500 triệu USD, lên khoảng 4,4 tỷ USD. Trong khi đó, anh em nhà Struengmann có thêm gần 1,5 tỷ USD, mỗi người hiện có tài sản ước tính 10,4 tỷ USD. 

Şahin, 54 tuổi, lần đầu tiên tham gia câu lạc bộ tỷ phú vào đầu năm nay khi cổ phiếu BioNTech tăng sau khi hợp tác nghiên cứu vắc xin với Pfizer đạt hiệu quả tốt.

CEO của BioNTech, Uğur Şahin (bên phải) và CFO Sean Marett. Ảnh: Getty
CEO của BioNTech, Uğur Şahin (bên phải) và CFO Sean Marett. Ảnh: Getty

Şahin thành lập BioNTech tại thành phố Mainz, miền Tây nước Đức vào năm 2008 với sự hậu thuẫn của anh em nhà Struengmann. Trước đây, anh em nhà Struengmann đã từng đầu tư vào một công ty do Şahin (và vợ ông, nhà miễn dịch học Özlem Türeci) thành lập vào năm 2001.

Công ty đó có tên là Ganymed Pharmaceuticals và đã được bán cho Astellas Pharmaceuticals vào năm 2016 với giá 460 triệu USD (cộng thêm 940 triệu USD nếu đạt được các mốc nhất định). Đó là một lối thoát thành công khác cho hai nhà đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho các tỷ phú.

Trước đó, họ đầu tư vào Hexal, nhà sản xuất thuốc được thành lập vào năm 1986 và sau đó bán cho Novartis với giá khoảng 7 tỷ USD vào năm 2005.

Trước đây, các loại vắc xin thường dựa vào các dạng virus  bị suy yếu để thúc đẩy khả năng miễn dịch. Nhưng vắc xin Pfizer-BioNTech thì khác, chúng sử dụng RNA thông tin, các phân tử trong tế bào kiểm soát sản xuất protein để chỉ đạo hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại Virus Corona

Đây là một công nghệ mới được nghiên cứu ban đầu bởi Công ty Công nghệ Sinh học Moderna có trụ sở tại Cambridge. Nhờ đó, cổ phiếu của công ty này cũng tăng 9% vào lúc 1h30 chiều ET vào 9/11.

Anh em tỷ phú người Đức Thomas Struengmann và Andreas Struengmann là cổ đông lớn nhất của BioNTech. Ảnh: Fierce Biotech
Anh em tỷ phú người Đức Thomas Struengmann và Andreas Struengmann là cổ đông lớn nhất của BioNTech. Ảnh: Fierce Biotech

Sự tăng trưởng đó đã tạo ra hai tỷ phú mới trong năm nay gồm CEO của Moderna là Stéphane Bancel, với tài sản ròng 2,4 tỷ USD và Giáo sư Harvard, Tiến sĩ Timothy Springer, với tài sản 1,3 tỷ USD. Không chỉ dừng lại ở đó, sự tăng trưởng này cũng có thể sẽ sớm tạo ra một tỷ phú khác là giáo sư Bob Langer của MIT, một nhà đầu tư ban đầu vào Moderna như Springer, hiện có giá trị ước tính 930 triệu USD.

Thông báo của Pfizer khiến các nhà đầu tư lạc quan hơn và tin tưởng vào một thế giới hậu COVID-19. 

Tài sản của các tỷ phú công nghệ giảm

Theo đó, tài sản của CEO và người sáng lập Zoom, Eric Yuan, đã bị ảnh hưởng vào hôm 9/11, khi cổ phiếu Zoom giảm 14%, giảm giá trị tài sản ròng của ông từ 3 tỷ USD xuống còn 18,9 tỷ USD tính đến 1h30 chiều ET. 

Tương tự, Jeff Bezos, người giàu nhất thế giới với tài sản ròng 188,8 tỷ USD, cũng chứng kiến ​​khối tài sản của mình giảm 4,6 tỷ USD do cổ phiếu Amazon giảm 2,5%.

NHẬT SANG

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương