Khoa Pug âm thầm giải thích cho hàng loạt vlog gây tranh cãi ở Nhật

Khoa Pug không trực tiếp lên tiếng mà thông qua bình luận ghim trong một bài đăng của vlog mới nhất.

Video với tiêu đề "Phụ nữ Nhật quỳ khóc xin cho cameraman được ăn" cùng hình ảnh thumbnail là một người phụ nữ Nhật quỳ gối của Khoa Pug vừa qua làm dấy lên tranh cãi với nhiều ý kiến khác nhau. Đa phần đều phản đối cách hành xử của Khoa Pug vì có phần thiếu văn minh, đặc biệt là cách dử dụng hình ảnh và câu nói rất nhạy cảm.

Hình ảnh và title mà Khoa Pug đặt gây tranh cãi. 
Hình ảnh và title mà Khoa Pug đặt gây tranh cãi. 

Không chỉ thu hút sự chú ý của cư dân mạng, Khoa Pug còn khiến nhà văn Nguyễn Ngọc Thạch và đầu bếp Võ Quốc phải bức xúc lên tiếng. Cả hai đều cho rằng hành động của vlogger sinh năm 1992 là hoàn toàn sai.

Khi chủ đề về cô phục vụ người Nhật chưa kết thúc thì Khoa Pug lại tiếp tục gây sóng gió với vlog tố bị nhân viên người Việt “chửi” khi chụp ảnh trong quán mì Nhật. Cụ thể là khi một quán ăn Nhật, mặc dù cả hai nhân viên đều phản đối việc ghi hình và giơ đũa ra hiệu “No photo” (cấm chụp ảnh) nhưng qua lời sub của Khoa Pug thì lại thành câu chửi.

Nhân viên nhà hàng phản đối việc ghi hình vì đó là quy định chung nhưng Khoa Pug cho rằng đang chửi mình.
Nhân viên nhà hàng phản đối việc ghi hình vì đó là quy định chung nhưng Khoa Pug cho rằng đang chửi mình.

Nhiều ý kiến cho cho rằng hai nữ nhân viên làm dịch vụ đã hành động sai, tuy nhiên vẫn có người khẳng định Khoa Pug quay video không xin phép, giật title đặt điều mới là sai.

Những tưởng chàng vlog này sẽ im lặng trước sóng gió như mọi lần thì có vẻ nhưng lại ngược lại. Người theo dõi bất ngờ phát hiện Khoa Pug đã có phát ngôn giải thích cho hành động của mình. Cụ thể, khi người người, nhà nhà vẫn tranh cãi nảy lửa trên MXH, Khoa Pug đã “âm thầm” lên tiếng  thông qua phần Pinned Comment (bình luận ghim) trong vlog mới nhất được đăng tải vào 17h chiều hôm qua (6/11).

Khoa Pug âm thầm giải thích cho hàng loạt vlog gây tranh cãi ở Nhật
Khoa Pug âm thầm giải thích cho hàng loạt vlog gây tranh cãi ở Nhật

Theo như lời giải thích việc quay như vậy là không sai, bởi có góc độ khen và chê như nhau. Đồng thời Khoa Pug cũng khẳng định không làm để hài lòng mọi người, cho dù có phát sinh hiểu lầm cũng là lẽ đương nhiên. Nhìn chung các lời giải thích mà Khoa Pug đưa ra cho hàng loạt ồn ào ở Nhật gần đây đều hướng về việc anh không quá quan tâm đến lời nhận xét của người xem, quan trọng là cách xử lý của vlogger trong mỗi tình huống bị phát sinh với văn hóa của từng nước.

Cụ thể bình luận của Khoa Pug như sau:

“Kênh tôi làm du lịch là review thực tế, không phải kênh PR, quảng cáo, không phải kênh Khen Vlog, đã review là có khen có chê, có góc sáng góc khuất, có cái được cái chưa được. Bản thân tôi là người trực tiếp trải nghiệm, vì thế nó sẽ không thể làm hài lòng tất cả mọi người được, đặc biệt là các bạn đã sinh sống ở đó.

Điểm đặc biệt của kênh mình là nhiều cảnh quay one-shot, nghĩa là quay 1 lần, từ đầu đến cuối, không biết kịch bản, không biết cái gì sẽ chờ đón mình, nên dễ phát sinh nhiều tình huống mà không thể diễn đi diễn lại như các vlog khác. Khi đi ăn nhà hàng hay ở khách sạn, hay gặp 1 đối tượng, tất cả sự việc diễn ra đều bất ngờ, nhiều khi ngoài tầm kiểm soát, không như các bạn có thể ngồi ở nhà bình tâm tua đi tua lại để nghe rồi phân tích... Nó đòi hỏi xử lý tức thời, dễ xảy ra sai sót.

Mình cũng là người thường, không phải thánh nhân, bất đồng ngôn ngữ, bất đồng văn hóa, cảm xúc mỗi người khác nhau, mình không thể nào 100% làm hài lòng tất cả mọi người. Có thể chính điều này làm các bạn đăng kí kênh mình cảm thấy thích, các bạn khi xem video, sẽ hay đặt ra câu hỏi: "Mình trong trường hợp du lịch tự túc như thế này thì mình sẽ xử lý ra sao? Có như thằng Khoa Pug không? À nó sai rồi, mình không nên làm giống nó"... - Đó là thứ mình muốn truyền tải qua các video thực tế. Nếu mọi thứ hoàn hảo thì nó đã là 1 kênh truyền hình”.

Hiện Khoa Pug đã sửa lại video có tiêu đề gây tranh cãi nhưng vẫn không đưa ra thêm phản hồi gì.  

Thanh Mai

Việt Nam có khoảng 4,5 triệu thiết bị di động bị làm giả mỗi năm

Việt Nam có khoảng 4,5 triệu thiết bị di động bị làm giả mỗi năm

Tình hình giả mạo thiết bị trên thị trường thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang ngày càng tăng và đáng lo ngại.