Việt Nam có khoảng 4,5 triệu thiết bị di động bị làm giả mỗi năm

Tình hình giả mạo thiết bị trên thị trường thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang ngày càng tăng và đáng lo ngại.

Theo báo cáo của Tổ chức bản quyền và sở hữu trí tuệ của Liên minh châu Âu, mỗi năm trên thế giới có khoảng 184 triệu thiết bị điện thoại bị làm giả, gây thất thoát kinh tế khoảng 45 tỷ Eur/ năm. Riêng tại thị trường Việt Nam, con số thiết bị di động bị làm giả khoảng 4,5 triệu thiết bị/ năm, chiếm 18%.

Hiện nay, GSMA là một trong những đơn vị cung cấp thông tin để triển khai nền tảng nhận diện thiết bị (DCP). Thông qua số IMEI được cấp trên mỗi thiết bị di động được nhà sản xuất chính hãng đăng ký có thể giúp xác định, phân loại thiết bị nào là giả mạo, thiết bị nào là nguyên gốc.

Tình hình giả mạo thiết bị trên thị trường thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang ngày càng tăng và đáng lo ngại. Ảnh minh họa.
Tình hình giả mạo thiết bị trên thị trường thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang ngày càng tăng và đáng lo ngại. Ảnh minh họa.

Các thiết bị được nhận định qua nền tảng nhận diện phía Qualcomm đã tổng hợp thời gian qua cho thấy, tình trạng làm giả thiết bị di động xảy ra ở 3 trường hợp gồm thiết bị không có số IMEI; có số IMEI nhưng là thông tin tự tạo. Khi nhìn dãy số này sẽ rất thuyết phục đối với những người không biết. Tuy nhiên, đó là những chữ số không tồn tại. Cuối cùng là, số IMEI trên thiết bị là thật nhưng là số của thiết bị cũ được đè lên trên các thiết bị mới.

Để có thể kịp thời phát hiện và ngăn chặn các thiết bị giả mạo, mới đây Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT- Bộ Công Thương) và Công ty con thuộc Hiệp hội thông tin di động thế giới (GSMA) vừa ký kết Thoả thuận việc cấp phép Cơ sở dữ liệu thiết bị.

GSMA là công ty con của Hiệp hội GSM và là cơ quan Quản trị số thập phân toàn cầu được chỉ định chịu trách nhiệm điều phối việc phân bổ mã số nhận dạng thiết bị trên toàn cầu, Mã vùng phân phối – Type Allocation Codes (TAC) cho các nhà sản xuất thiết bị theo các thông số kỹ thuật được phát triển bởi 3GPP. GSMA đăng ký thông tin mẫu thiết bị khi chủ sở hữu thương hiệu hoặc nhà sản xuất (OEM) nộp đơn cấp TAC cho mục đích nhận dạng.

Việt Nam có khoảng 4,5 triệu thiết bị di động bị làm giả mỗi năm

GSMA cấp phép thông tin TAC dưới dạng cổng thông tin truy vấn dựa trên web hoặc hệ thống truy vấn dựa trên một giao diện lập trình ứng dụng API và được GSMA cập nhật theo thời gian), thông tin xác định nhà sản xuất, thương hiệu, tên thị trường và mẫu thiết bị cũng như tần suất, hệ điều hành và các đặc điểm cơ bản của thiết bị di động được biết đến tại thời điểm chủ sở hữu thương hiệu hoặc OEM nộp đơn cấp TAC.

Thông qua nền tảng đặc tính thiết bị (DCP), lực lượng quản lý thị trường của Việt Nam có thể nhận dạng được các thiết bị dựa trên IMEI bằng cách truy vấn cơ sở dữ liệu IMEI của GSMA. Tìm kiếm thông tin liên quan đến IMEI từ cơ sở dữ liệu IMEI của GSMA và hiển thị cho người dùng.

Thông qua phần TAC của IMEI không được GSMA phê duyệt hoặc các thông tin về đặc tính được truy xuất từ cơ sở dữ liệu IMEI của GSMA không khớp với thiết vị vật lý, lực lượng quản lý thị trường sẽ phát hiện ra các thiết bị đó là giả mạo.

Đây được coi là một bước tiến mới giúp lực lượng quản lý thị trường nhanh chóng phát hiện ra những thiết bị di động làm giả, nhái, không chính hãng đang lưu thông trên thị trường.

KIM THOA

Tầm 3 triệu đồng nên mua smartphone nào hiện nay?

Tầm 3 triệu đồng nên mua smartphone nào hiện nay?

Với tầm giá khoảng 3 triệu đồng nếu biết cách chọn, bạn cũng có thể tậu được những chiếc smartphone chất lượng tốt.