Lịch thiên văn tháng 11/2020: Mưa sao băng kéo dài vào đầu tháng, vào giữa tháng Mặt trăng sẽ nằm cùng phía với Mặt Trời

Ngày 30/11/2020, Nguyệt thực nửa tối xảy ra khi Mặt Trăng đi qua bóng tối một phần của Trái đất hay còn gọi là vùng nửa tối.

1. Mưa sao băng Taurids- Ngày 4 - 5/11/2020

Taurids là một trận mưa sao băng cỡ nhỏ và kéo dài, chỉ đạt khoảng 5-10 sao băng mỗi giờ. Điều khác thường là mưa sao băng này bao gồm hai luồng riêng biệt.

Luồng thứ nhất được tạo ra bởi các hạt bụi do tiểu hành tinh 2004 TG10 để lại. Trong khi luồng thứ hai được tạo ra bởi các mảnh vụn đến từ sao chổi 2P Encke. Mưa sao băng này xuất hiện hàng năm từ ngày 7/9 đến ngày 10/12.

Trong năm nay, Taurids đạt cực đại vào đêm ngày 4/11. Trăng bán nguyệt đầu tháng sẽ che mờ  tất cả trừ các vật sao băng sáng nhất trong năm nay. Nhưng nếu kiên nhẫn, bạn vẫn có thể quan sát được một vài sao băng xinh đẹp. Thời điểm quan sát tốt nhất sẽ là ngay sau nửa đêm từ một vị trí tối, cách xa ánh đèn thành phố. Các sao băng có xu hướng tỏa ra từ chòm sao Taurus (Kim Ngưu), nhưng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên bầu trời.

Lịch thiên văn tháng 11/2020: Mưa sao băng kéo dài vào đầu tháng, vào giữa tháng Mặt trăng sẽ nằm cùng phía với Mặt Trời

2. Sao Thủy đạt ly giác cực đại phía Tây- Ngày 10/11/2020

Sao Thủy đạt ly giác cực đại phía Tây, cách Mặt Trời 19,1 độ. Đây là thời điểm tốt nhất để quan sát Sao Thủy vì nó sẽ ở điểm cao nhất trên đường chân trời của bầu trời buổi sáng. Hãy quan sát hành tinh này ở vị trí thấp trên đường chân trời phía Đông ngay trước khi Mặt Trời mọc.

3. Trăng mới- Ngày 15/11/2020

Mặt trăng sẽ nằm cùng phía với Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất và sẽ không nhìn thấy được trên bầu trời đêm. Pha trăng mới này xảy ra lúc 12:08. Đây là thời điểm tốt nhất trong tháng để quan sát các vật thể mờ nhạt như các thiên hà và các cụm sao vì không bị ảnh hưởng bởi ánh trăng.

6. Mưa sao băng Leonids- Ngày 17-18/11/2020

Leonids là một trận mưa sao băng cỡ trung bình, đạt khoảng 15 sao băng mỗi giờ vào lúc đỉnh điểm. Mưa sao băng này đặc biệt ở chỗ nó có điểm cực đại lặp lại theo chu kỳ 33 năm một lần. Tại thời điểm cực đại này, có thể nhìn thấy hàng trăm sao băng mỗi giờ. 

Điểm cực đại gần đây nhất diễn ra vào năm 2001. Leonids được tạo thành từ các hạt bụi đến từ sao chổi Tempel-Tuttle, được phát hiện vào năm 1865. Mưa sao băng này xuất hiện hàng năm từ ngày 6 đến 30 tháng 11.

Nó đạt cực đại trong năm nay vào đêm ngày 17 và sáng ngày 18/11. Mặt trăng lưỡi liềm sẽ lặn sớm để lại bầu trời tối cho một buổi quan sát tuyệt vời. Điều kiện quan sát tốt nhất sẽ là từ một vị trí tối sau nửa đêm. Các sao băng có xu hướng tỏa ra từ chòm sao Leo (Sư Tử), nhưng cũng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên bầu trời.

7. Trăng tròn- Ngày 30/11/2020

Mặt Trăng và Mặt Trời sẽ nằm ở hai phía đối diện nhau khi nhìn từ Trái Đất và mặt hướng về phía Trái Đất của Mặt Trời sẽ được chiếu sáng hoàn toàn. Pha này xảy ra lúc 16:32.

Trăng tròn này được các bộ lạc người Mỹ bản địa xưa kia gọi là Trăng Hải Ly (Beaver Moon) vì đây là thời điểm thích hợp để đặt bẫy hải ly trước khi đầm lầy và sông đóng băng. Nó còn được gọi là Trăng Băng giá (Frosty Moon) và Trăng của thợ săn (Hunter’s Moon).

8. Nguyệt thực nửa tối- Ngày 30/11/2020

Nguyệt thực nửa tối xảy ra khi Mặt Trăng đi qua bóng tối một phần của Trái đất hay còn gọi là vùng nửa tối. Trong kiểu nguyệt thực này, Mặt Trăng sẽ tối đi một chút nhưng không tối hoàn toàn. Nguyệt thực lần này sẽ được nhìn thấy trên hầu hết Bắc Mỹ, Thái Bình Dương và Đông Bắc Á, bao gồm cả Nhật Bản.

Ở Việt Nam, có thể quan sát được một phần quá trình nguyệt thực nửa tối này.

  • Nguyệt thực nửa tối bắt đầu: 14:32 (không quan sát được ở Việt Nam)
  • Cực đại nguyệt thực nửa tối: 16:42 (không quan sát được ở Việt Nam)
  • Trăng mọc: 17:14 (Giờ mọc này tại Hà Nội. Với các nơi khác ở Việt Nam, giờ Mặt Trăng mọc có khác biệt đôi chút)
  • Nguyệt thực nửa tối kết thúc: 18:53

Theo Hội Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội (HAS)

MỘC MIÊN [t/h]

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương