Máy theo dõi chỉ số oxy trong máu được bán vài chục nghìn cho kết quả không chính xác

Một thiết bị đo SpO2 có giá 55.000 đồng cho kết quả phép đo chênh lệch lớn chỉ sau vài giây.

Nhiều người mua máy theo dõi chỉ số oxy trong máu trên mạng giá 50.000 đồng, nhưng kết quả đo mỗi lúc một khác. Có vài người tham khảo ý kiến bác sĩ quen và được khuyên nên theo dõi thêm vì thiết bị này có thể không đáng tin cậy.

Những người mua cũng nhanh chóng nhận ra họ mua phải thiết bị chất lượng kém. Các thông số dường như được cài sẵn và hiển thị ngẫu nhiên. 

  Một thiết bị đo SpO2 có giá 55.000 đồng cho kết quả phép đo chênh lệch lớn chỉ sau vài giây. Ảnh: Bảo Lâm

Một thiết bị đo SpO2 có giá 55.000 đồng cho kết quả phép đo chênh lệch lớn chỉ sau vài giây. Ảnh: Bảo Lâm

Hầu hết các thiết bị đo SpO2 với giá dưới 300.000 đồng cũng nhận phản hồi tiêu cực về chất lượng và tỷ lệ bị đánh giá 1 sao nhiều.

SpO2 là viết tắt của cụm từ Saturation of Peripheral Oxygen - độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng TP HCM cho biết SpO2 là chỉ số quan trọng.

Một người khỏe mạnh bình thường, độ bão hòa oxy máu dao động trong khoảng 95 - 100%. Nếu chỉ số SpO2 thấp hơn 92%, bệnh nhân cần được hỗ trợ hô hấp, phải nhập viện và theo dõi sát diễn tiến tình trạng suy hô hấp.

Nếu chỉ số SpO2 của bệnh nhân lớn hơn 92% nhưng có các biểu hiện suy hô hấp như khó thở nhiều, người lớn thở nhanh trên 30 lần/phút, thở co kéo các cơ hô hấp phụ nhiều, vẫn cần được nhập viện để theo dõi và điều trị.

Thời gian qua, loại máy đo SpO2 được bán nhiều trên các hội nhóm Facebook và trên các trang thương mại điện tử với giá từ 50.000 đồng tới vài triệu đồng, được quảng cáo là có thể thực hiện tại nhà với các thương hiệu lạ, nhái theo các thương hiệu uy tín, như Eveny, Omroni hoặc tên chung chung là Oximeter.

Những máy này có thiết kế nhỏ, dạng kẹp đầu ngón tay, dùng pin AAA, màn hình hiển thị hai thông số chính là SpO2, nhịp tim, cùng nút bấm để khởi động. Tuy nhiên, những thiết bị này có thiết kế lỏng lẻo, chất lượng nhựa kém, các mối nối không liền mạch, có thể dùng tay để gỡ phần máy.

Các mẫu máy đo được chỉ số oxy trong máu với tỷ lệ chính xác cao hiện nay thường có giá bán không dưới 500.000 đồng và có thể lên hơn 3 triệu đồng tùy chất lượng, tính năng, độ nhạy và thương hiệu. Chưa kể là thiết kế bên trong khá sơ sài, các linh kiện như chip, cảm biến đo, bo mạch có chất lượng kém. 

Theo bác sĩ Vũ, nếu có điều kiện, người dân có thể trang bị một thiết bị đo SpO2 trong gia đình để theo dõi. Chỉ số SpO2 chỉ là một trong những phương tiện giúp nhận biết sớm các trường hợp F0 có dấu hiệu chuyển nặng, phù hợp cho những ai đang theo dõi người thân đang là F0 tại nhà.

Các máy đo nồng độ oxy trong máu hiện rất nhiều và đa dạng, mọi người cần chọn lọc thông tin và lựa chọn phù hợp, tránh những quảng cáo "ăn theo dịch bệnh" gây hoang mang và không nên dùng các sản phẩm giá quá rẻ. 

Thanh Mai

Safemoon là gì? 5 sai lầm lớn nhất bạn có thể mắc phải khi mua Safemoon

Safemoon là gì? 5 sai lầm lớn nhất bạn có thể mắc phải khi mua Safemoon

Bạn muốn mua Safemoon? Hãy đọc qua bài viết này trước.