Chuyên gia lý giải vì sao TPHCM chưa nên giảm mức giãn cách dù số ca nhiễm đi ngang

Kinh nghiệm từ các quốc gia cho thấy khi đạt tỷ lệ tiêm chủng tối đa, TP.HCM cũng chưa thể gỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp giãn cách xã hội.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho rằng  xu hướng giảm số ca mắc ở TP.HCM của TP.HCM không bền vững, dịch vẫn diễn biến phức tạp. Các chuyên gia và lãnh đạo một số quận, huyện cũng nhận định TP.HCM chưa nên nghĩ tới việc gỡ giãn cách xã hội.

Toàn TP.HCM hiện chỉ có 2 quận, huyện "xanh” là huyện Cần Giờ và quận Phú Nhuận. Bí thư Huyện ủy Cần Giờ Lê Minh Dũng đánh giá tình hình dịch bệnh tại huyện cơ bản được kiểm soát nhưng nguy cơ vẫn rất cao. Huyện đang xây dựng phương án cụ thể tới 31/8 để có thể kiểm soát hoàn toàn bệnh dịch, quan điểm hiện tại vẫn là tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 sau 15/8.

Chuyên gia lý giải vì sao TPHCM chưa nên giảm mức giãn cách dù số ca nhiễm đi ngang

Huyện tăng cường siết chặt Chỉ thị 16, mở rộng vùng xanh; tiêm phòng và thực hiện chính sách an sinh xã hội. Ông Dũng cho biết cần đảm bảo "xanh hóa" nơi nào thì giữ nguyên nơi đó, sau đó mới tính tới giảm giãn cách.

Huyện đánh giá vẫn còn nguy cơ lây nhiễm ngay trong nội bộ cũng như từ bên ngoài. Có phà Bình Khánh ngăn cách nhưng đây cũng là phương tiện giao thông và người được phép đi lại, làm việc ở ngoài huyện vẫn được ra vào bình thường, chưa kể đến việc nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm.

“Chúng tôi thực sự chưa làm sạch được trong huyện, nếu nới lỏng ra ngay thì nguy cơ rất cao”, Bí thư Huyện ủy Cần Giờ nói.

Chiến lược của huyện là thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, từng bước "xanh hóa" những vùng còn "đỏ" và "vàng" như xã Bình Khánh, xã Long Hòa, giải tỏa dần các khu phong tỏa, giữ chặt bền vững những vùng còn xanh.

Ông Trần Đông Tùng, Chủ tịch UBND quận Phú Nhuận cho biết Phú Nhuận hiện đã phủ 98% vaccine cho người dân (1 mũi) và cũng có tỷ lệ F0 gần thấp nhất thành phố nhưng chưa sẵn sàng cho việc giảm giảm cách. Mục tiêu cuối cùng của quận là giảm giãn cách bởi không thể giãn cách mãi, nhưng phải chọn thời điểm thích hợp. Thời gian tới, quận vẫn tập trung giãn cách tối đa, mở rộng vùng xanh, đồng thời, cải thiện năng lực điều trị Covid-19 cho người dân.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng của Bộ Y tế, cho rằng khi số ca nhiễm vẫn cao như hiện nay, thành phố chưa nên vội gỡ bỏ các biện pháp giãn cách. TP.HCM chọn chiến lược không xét nghiệm diện rộng mà tập trung vào điều trị và đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine là hợp lý so với tình hình.

Dù vậy, ông cho rằng để xác định số ca nhiễm đã thực sự giảm hay chưa, thành phố nên thiết kế lại công tác xét nghiệm để đánh giá tình hình dịch theo vùng đại diện, chia làm 2 giai đoạn 15/8-31/8 và 1/9-15/9. Để đánh giá cần chuyên gia dịch tễ, chuyên gia xét nghiệm và cơ quan quản lý lên phương án dựa trên số liệu thực tế. Từ đó, thành phố sẽ có cơ sở để tính toán giảm mức độ giãn cách.

PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết các vaccine hiện nay chưa khẳng định được việc giảm sự lây nhiễm mà chỉ giảm triệu chứng nặng của những bệnh nhân mắc Covid-19 và giảm số người nhập viện, từ đó giảm số tử vong. Chỉ khi tiêm vaccine đạt tỷ lệ tối thiểu 70% dân số và sau một thời gian nhất định mới có miễn dịch cộng đồng. Miễn dịch cộng đồng có thể không làm giảm được số ca mắc, chỉ giảm được sự nguy hiểm của dịch bệnh. 

Miễn dịch cộng đồng là cuộc chạy đua mà nhiều nước theo đuổi trong suốt 2 năm qua, kể từ khi đại dịch bùng phát.. 

GS Andrew Pollard, người đứng đầu Nhóm vaccine Oxford, hôm 10/8 đã chỉ ra rằng miễn dịch cộng đồng là điều không khả thi với biến thể Delta. Các vaccine hiện tại hiệu quả trong ngăn chặn tình trạng mắc bệnh nặng và tử vong do Covid-19 nhưng một người đã tiêm chủng đầy đủ vẫn có khả năng bị nhiễm SARS-CoV-2. Hiện chưa có vaccine Covid-19 phổ biến cho người dưới 18 tuổi, đẩy nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.

“Biến thể Delta vẫn có thể lây nhiễm cho những người đã được tiêm chủng. Chúng ta không có bất kỳ thứ gì để ngăn chặn hoàn toàn sự lây nhiễm của virus”, GS Pollard chỉ ra vấn đề.

Kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước cho thấy ngay cả khi đạt tỷ lệ tiêm chủng tối đa, TP.HCM cũng chưa thể gỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp giãn cách xã hội. 

Thanh Mai

Chính phủ đồng ý mua bổ sung gần 20 triệu liều vaccine Pfizer

Chính phủ đồng ý mua bổ sung gần 20 triệu liều vaccine Pfizer

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 90/NQ-CP về mua bổ sung vaccine phòng COVID-19 BNT162 của Pfizer