Mẹ chồng đòi đến thăm cháu thường xuyên, con dâu quy định "tuần một lần" với lý do thuyết phục, cư dân mạng nghiêng về bên nào?

Câu chuyện tưởng chừng đơn giản lại hóa vô cùng phức tạp nếu đôi bên không hòa hợp.

Có ông bà đến thăm các cháu là điều đáng quý vì giúp các thành viên trong gia đình thêm gắn kết, tuy nhiên, nếu việc này diễn ra một cách thường xuyên quá mức lại trở thành vấn đề. Câu chuyện của một bà mẹ mới sinh con 2,5 tháng này là một ví dụ. Nó đã thu hút sự chú ý của đông đảo thành viên trên diễn đàn Reddit và gây ra những ý kiến trái chiều.

Cụ thể, người phụ nữ cho biết mẹ chồng của cô muốn đến thăm và chơi với cháu bất kỳ khi nào bà muốn để bà cháu thêm gắn kết, và đặc biệt là đứa trẻ sẽ không bị "lạ" bà khi dần lớn lên.

Mẹ chồng đòi đến thăm cháu thường xuyên, con dâu quy định

Tuy nhiên, người phụ nữ cho rằng bà nội đứa trẻ chỉ nên đến thăm cháu mỗi tuần một lần thôi với lý do... để cô có thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc con. Và đương nhiên, mẹ chồng của cô không đồng ý.

Cô viết: "Mẹ chồng tôi kể những điều chẳng hạn như nếu bà ít đến thăm cháu, đứa trẻ sẽ không biết bà nội của nó là ai và bà sẽ bỏ lỡ những khoảnh khắc quan trọng, như khi đứa trẻ bập bẹ cất tiếng gọi bà.

Mẹ chồng tôi nói rằng bà muốn ghé vào nhà chúng tôi để gặp cháu bất cứ khi nào bà muốn, nhưng tôi không muốn như thế. Tôi phải khẳng định rằng, chúng tôi không hợp nhau. Tôi là một bà mẹ ở nhà nội trợ trong khi chồng tôi đi làm cả ngày nên tôi phải 'tiếp đón' mẹ chồng liên tục".

Người phụ nữ giải thích rằng cô chỉ vừa mới làm mẹ nên rất ngại nếu ai đó nhìn thấy mình vạch áo ra cho con bú. Cô phải tranh thủ đi tắm hoặc làm vệ sinh cá nhân khi con ngủ, nếu phải tiếp đón mẹ chồng, cô sẽ chẳng còn chút không gian riêng nào cho bản thân.

"Tôi thực sự nghĩ mỗi tuần một lần là đủ để bà nội gặp cháu, nhưng mẹ chồng tôi không hài lòng chút nào", người phụ nữ chi sẻ thêm. "Bà ấy luôn kể về những người bạn của mình trông cháu giúp con vì họ phải đi làm và cần sự giúp đỡ của các bà. Mẹ chồng đã cố gắng thuyết phục tôi đi làm để bà ấy có thể trông cháu từ khi bé mới chỉ được... một tuần tuổi. Bà ấy thật là mạnh mẽ".

Mẹ chồng đòi đến thăm cháu thường xuyên, con dâu quy định

Người phụ nữ hy vọng có được ý kiến khách quan của cư dân mạng về hoàn cảnh của cô. Các thành viên diễn đàn Reddit đã đưa ra nhiều ý kiến về câu chuyện này.

Đặc biệt, một bình luận nhận được nhiều lượt thích nhất có nội dung: "Một tuần một lần là đủ. Đừng để bà ấy tự do đến bất cứ khi nào bà ấy muốn. Bạn sẽ khổ đấy".

"Đồng ý! Thành thật mà nói, mỗi tuần một lần có vẻ rất hào phóng đối với tôi tùy theo hoàn cảnh", người khác nói.

"Bạn không cần phải 'cho phép' bà ấy đến bất cứ lúc nào," người khác nói. "Bà ấy không có quyền quyết định gì về con bạn. Nếu bà ấy muốn gặp cháu mình, bà ấy có thể tử tế hơn với bạn. Mẹ tôi là người khá tốt - không có ý gì chê bai bà - nhưng bà chỉ gặp con tôi có lẽ chỉ 1-2 lần mỗi tháng", một người viết.

Các thành viên diễn dàn Reddit tỏ ý ủng hộ người phụ nữ nhưng các chuyên gia sức khỏe tâm thần nghĩ gì? Có phải mỗi tuần một lần thực sự là "không đủ thời gian" để bà làm quen với bé 2,5 tháng tuổi?

Nhà tâm lý học đồng thời là người sáng lập của Balanced Awakening, Hannah Yang, cho biết. "Ý tưởng này xuất phát từ sự lo lắng của chính bà nội cũng như mong muốn được tham gia nhiều hơn vào việc chăm sóc cháu, nhiều hơn cả những gì mẹ của đứa trẻ mong muốn. Khi chúng ta thực sự mong muốn điều gì đó, đôi khi chúng ta đưa ra những lý do và biện minh một cách tùy tiện".

Bác sĩ Yang đồng cảm với người mẹ chồng trong câu chuyện. Nhưng chỉ vì mọi cảm xúc đều có giá trị không có nghĩa là mọi yêu cầu đều phải được chấp nhận.

"Việc bà nội đang làm có thể hiểu được - sự khao khát và có lẽ nỗi lo lắng rất mạnh mẽ, nhưng nó không dựa trên bất kỳ bằng chứng khoa học nào", Tiến sĩ Yang nói.

Regine Muradian, nhà tâm lý học, tác giả và diễn giả, cho biết: "Những đứa trẻ không cần thiết phải gặp ông bà nhiều lần trong tuần để xây dựng mối quan hệ hoặc làm quen với ông bà"

Câu hỏi đặt ra là: Ông bà cần gặp cháu bao nhiêu lần để gắn kết?

Bác sĩ Yang cho biết con số này là tùy từng trường hợp. Cô và bác sĩ Zishan Khan của Mindpath Health, đều đồng ý rằng chất lượng quan trọng hơn số lượng.

"Trong câu chuyện này, nếu quan điểm, thái độ và mức độ nhu cầu của người phụ nữ thay đổi thì có lẽ chất lượng mối liên kết giữa bà và cháu sẽ tốt hơn", bác sĩ Yang nói. "Nếu cô ấy có thể đáp ứng nhu cầu tình cảm của mẹ chồng và tỏ ra tôn trọng, đó sẽ là dấu hiệu tốt cho những gì bà nội có thể làm khi ở bên cháu".

Hơn nữa, bác sĩ tâm lý Khan nhấn mạnh rằng thái độ và mối quan hệ của mẹ chồng với con dâu có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của đứa trẻ với bà.

"Ngay cả một em bé cũng có thể nhận biết được các tín hiệu và cảm nhận được sự căng thẳng", ông nói. "Nếu người bà tỏ ra hống hách, nóng tính hoặc thường xuyên có những tương tác khó xử với mẹ của đứa trẻ, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến cảm giác thoải mái của chúng khi ở bên mọi người".

Nguồn: Parents

Minh Nhật

Ngày chồng đưa tôi trở lại thành phố, chắc hẳn bố mẹ chồng thở phào nhẹ nhõm

Ngày chồng đưa tôi trở lại thành phố, chắc hẳn bố mẹ chồng thở phào nhẹ nhõm

Mẹ chồng từng kể hồi trước chồng tôi không như thế. Nhưng từ ngày trở thành sếp của hơn chục nhân viên, chồng tôi bắt đầu thay đổi.