Món ăn biểu tượng trong ngày Tết tại Hàn Quốc: Được giới quý tộc thời xưa ưa chuộng, chỉ dùng 1 nguyên liệu nhưng mang ý nghĩa đặc biệt

Giống như bánh chưng tại Việt Nam, ngày Tết Nguyên đán tại Hàn Quốc không thể thiếu món ăn đặc biệt này.

Ngày Tết Nguyên đán là một trong những ngày lễ lớn nhất tại các quốc gia châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc. Tại mỗi quốc gia, Tết Nguyên đán đều có tên gọi riêng và có những truyền thống, món ăn biểu tượng và phong tục riêng.

Người dân Hàn Quốc đón Tết nguyên đán - Seollal với nhiều phong tục truyền thống
Người dân Hàn Quốc đón Tết nguyên đán - Seollal với nhiều phong tục truyền thống

Tại Hàn Quốc, Tết Nguyên đán thường được gọi là "seollal", trong đó "seol'' có nghĩa là bắt đầu một năm mới và "seollal'' có nghĩa là ngày đầu tiên của năm mới. Vào những ngày này, người Hàn Quốc thường về nhà thăm gia đình, thực hiện nghi lễ chào hỏi với người lớn tuổi, mặc trang phục truyền thống và thưởng thức những món ăn được chuẩn bị vào đầu năm được gọi là "seichan''. Trong đó, một trong những món tiêu biểu nhất tại Hàn Quốc vào ngày Tết là "tteokguk" sẽ không bao giờ vắng mặt trên bàn tiệc.

Món ăn biểu tượng của seollal

Theo truyền thống, người Hàn Quốc sẽ tổ chức nghi lễ cúng tổ tiên với một bàn đầy đủ các món ăn truyền thống, tất nhiên bao gồm cả món "tteokguk", với tteok (떡) nghĩa là bánh gạo và guk (국) nghĩa là súp thay vì cơm và súp thông thường. Sau đó, họ phục vụ món súp bánh gạo cho tất cả những vị khách đến thăm nhà vào dịp này.

Món canh bánh gạo là món ăn không thể thiếu vào ngày Tết tại Hàn Quốc
Món canh bánh gạo là món ăn không thể thiếu vào ngày Tết tại Hàn Quốc

Được biết, người Hàn Quốc được cho là lần đầu tiên ăn món súp vào ngày seollal vào triều đại Joseon (1392-1910). Những chiếc bánh gạo dùng để làm món "tteokguk" thường có hình trụ tròn dài được gọi là "garaetteok'' tượng trưng cho lời mong ước về sự trường thọ trong cuộc sống. 

Sau khi những chiếc "garaetteok" được hình thành, nó sẽ được cắt ra thành miếng hình bầu dục giống như những đồng xu, thể hiện sự cầu mong sự giàu có và thịnh vượng. Khi mọi người ăn tteokguk, họ đang nói rằng họ đang cầu nguyện cho một năm tốt lành và họ sẽ thêm một tuổi nữa. Một số trẻ em ăn vài chiếc bánh tteokguk với hy vọng chúng sẽ trưởng thành sớm hơn.

Nguyên liệu cơ bản để nấu món canh bánh gạo truyền thống
Nguyên liệu cơ bản để nấu món canh bánh gạo truyền thống

Khi những chiếc bánh gạo đã được cắt thành lát mỏng, nó sẽ được thả vào nước súp được ninh chủ yếu từ xương bò hoặc tảo bẹ khô và một ít cá cơm. Có nhiều biến thể nhưng tteokguk thường được ăn kèm với một chút thịt bò mềm, trứng sợi và hành thái nhỏ.

Ngày nay, khi cuộc sống dần hiện đại hơn, món ăn này đã có thêm nhiều các biến thể khi được dùng với các loại topping khác nhau như hàu, sủi cảo, thịt gà... phần bánh gạo cũng sẽ có nhiều màu sắc như hồng, tím, vàng vô cùng bắt mắt.

Dù giờ đây, xã hội đã phát triển hơn, nhiều người lựa chọn tinh giảm các phong tục truyền thống ngày Tết để phù hợp với nhịp sống hiện đại nhưng món ăn truyền thống này vẫn được gìn giữ và luôn là một phần không thể thiếu vào lễ Seollal.

Nguồn: Korea Times

Thanh Tâm

Thức khuya, lỡ giấc gây mất ngủ trong dịp Tết, bác sĩ cảnh báo những nguy hại sức khỏe

Thức khuya, lỡ giấc gây mất ngủ trong dịp Tết, bác sĩ cảnh báo những nguy hại sức khỏe

Nhiều người “mượn” Tết để làm “cái cớ” thức khuya hơn so với ngày thường. Tuy nhiên, tác hại mà nó gây nên sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại.