Một cuộc kiểm phiếu lại có thay đổi cục diện bầu cử Mỹ?

Theo hãng tin Reuters, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump cần là một cuộc chiến pháp lý trước những lá phiếu được cho là không hợp lệ.

Một nghiên cứu của Fair Vote trong khoảng 2000-2019 cho thấy, chỉ có 3 lần kiểm phiếu lại cho kết quả thay đổi ở các cuộc bỏ phiếu địa phương, còn lại đa phần bên chiến thắng thậm chí có thêm phiếu do sai sót.

Theo hãng tin Reuters, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump kỳ vọng kiểm phiếu lại tại một số bang chiến địa nhằm thay đổi kết quả bầu cử với đối thủ Joe Biden trên thực tế không có nhiều tác dụng. Cái nhà lãnh đạo này cần là một cuộc chiến pháp lý trước những lá phiếu được cho là không hợp lệ.

Dữ liệu lịch sử cho thấy trong suốt 20 năm qua, chỉ có duy nhất 3 trường hợp kiểm phiếu lại làm thay đổi kết quả và tất cả chúng chỉ nằm ở những cuộc bầu cử địa phương. Để hiểu rõ hơn tại sao Tổng thống Trump không nên kỳ vọng vào việc kiểm phiếu lại sẽ thay đổi kết quả bầu cử mà nên đi theo hướng khác, hãy cùng xem xét thế nào là kiểm phiếu lại, theo Tổ Quốc.

Kiểm phiếu lại không xác định được gian lận

Theo quy định, kiểm phiếu lại là các nhà chức trách thực hiện lại quy trình kiểm phiếu như trước đó nhằm tìm ra các lỗi đếm phiếu sai kỹ thuật. Có một số phiếu sẽ gây tranh cãi do người bầu gạch xóa cùng những sai sót khác và người kiểm phiếu sẽ phải quyết định xem lá phiếu đó thuộc về ai. Việc kiểm phiếu sẽ khiến kết quả những lá phiếu này thay đổi nhưng không nhiều.

Ảnh: Getty Images. 
Ảnh: Getty Images. 

Tình hình này thậm chí còn đơn giản hơn tại những bang sử dụng công nghệ như Georgia, nơi Ứng viên Biden dẫn Tổng thống Trump với 12.000 phiếu theo kết quả 49,5%-49,3% khi 99% số phiếu đã được kiểm.

Những người bầu cử của bang này sẽ sử dụng màn hình điện tử để bầu tại các nơi bỏ phiếu, qua đó tự động in ra giấy kết quả. Đối với các cử tri vắng mặt phải bầu từ xa, họ cũng sử dụng công nghệ tương tự, qua đó cho phép mọi người vẫn có thể bỏ phiếu dù vướng các trường hợp cách ly vì dịch bệnh. Những lá phiếu nào khiến máy tính không thể nhận diện sẽ được chuyển cho nhân viên quyết định xem nó thuộc về ứng viên nào.

Nếu Tổng thống Trump đòi kiểm phiếu lại, máy tính sẽ tự động kiểm lại phiếu và những lá phiếu khó xác nhận sẽ được chuyển cho nhân viên một lần nữa để quyết định. Tuy nhiên phía Tổng thống Trump cáo buộc chuyện gian lận rằng có những người đã chết nhưng vẫn có phiếu bầu cùng các sai lầm khác. Tuy nhiên quá trình kiểm phiếu chỉ lặp lại đếm phiếu và xác nhận bộ phận nhỏ những lá phiếu mà máy tính không ghi nhận được. Việc xác định gian lận lại phụ thuộc vào các cuộc chiến pháp lý khác.

Quy định kiểm phiếu lại

Tại Mỹ, mỗi bang có một quy định về việc kiểm lại phiếu. Một số bang yêu cầu buộc phải kiểm lại phiếu bất cứ khi nào kết quả quá sát. Ví dụ tại bang Pennsylvania, một cuộc kiểm phiếu lại chắc chắn sẽ diễn ra dù Ứng viên Biden đã giành chiến thắng. Theo quy định tại đây, một cuộc kiểm phiếu lại sẽ phải diễn ra nếu chênh lệch dưới 0,5% số phiếu.

Tổng thống Donald Trump phát biểu tại Phòng phía Đông của Nhà Trắng, vào ngày 4/11/2020, ở Washington. Ảnh AP/Evan Vucci
Tổng thống Donald Trump phát biểu tại Phòng phía Đông của Nhà Trắng, vào ngày 4/11/2020, ở Washington. Ảnh AP/Evan Vucci

Trong khi đó tại các bang Georgia hay Wisconsin, việc kiểm phiếu lại là không bắt buộc dù kết quá khá sát. Tại Georgia, việc kiểm phiếu lại có thể tiến hành nếu kết quả chênh lệch dưới 0,5% và bên thua yêu cầu kiểm lại. Tại Wisconsin, tỷ lệ này là dưới 1%. Hiện Ứng viên Biden được cho là đã chiến thắng ở cả 2 bang này với kết quả khá sát.

Tổng thống Trump có thể yêu cầu cả 2 bang trên kiểm phiếu lại sau khi chính quyền bang có tuyên bố chính thức về kết quả kiểm phiếu đầu. Tuy nhiên hiện cả 2 bang vẫn chưa có động thái gì.

Liệu có thay đổi kết quả?

Việc kết quả khá sát khiến nhiều người kỳ vọng một cuộc kiểm phiếu lại sẽ làm thay đổi mọi thứ. Tuy nhiên chúng chỉ tác động đến nhiều nhất là vài trăm phiếu khó xác định chứ không có chức năng phát hiện gian lận bầu cử như cáo buộc người chết vẫn có phiếu.

Một nghiên cứu của Fair Vote trong khoảng 2000-2019 cho thấy chỉ có 3 lần kiểm phiếu lại cho kết quả thay đổi ở các cuộc bỏ phiếu địa phương, còn lại đa phần bên chiến thắng thậm chí có thêm phiếu do sai sót.

Tình bình quân, tỷ lệ thay đổi kết quả chỉ vào khoảng 0,024% cho kiểm phiếu lại và khả năng lớn là Tổng thống Trump sẽ cần một cuộc chiến pháp lý hơn là đếm lại phiếu.

  Nhân viên bầu cử Diana Kaczor sắp xếp các lá phiếu từ các phong bì an ninh tại văn phòng Bầu cử Quận King hôm 5/11/2018, ở Renton, Wash. Ảnh: AP/Elaine Thompson

Nhân viên bầu cử Diana Kaczor sắp xếp các lá phiếu từ các phong bì an ninh tại văn phòng Bầu cử Quận King hôm 5/11/2018, ở Renton, Wash. Ảnh: AP/Elaine Thompson

Trong cuộc bầu cử năm 2016, Tổng thống Trump chiến thắng tại bang Wisconsin với 47,2% số phiếu và Ứng viên Jill Stein thuộc Đảng Xanh thiểu số với 1% số phiếu bầu tại đây đã yêu cầu kiểm lại. Trong khi đó đối thủ Hillary Clinton có 46,5% số phiếu. Cuộc kiểm phiếu lại đem về cho Tổng thống Trump thêm 131 phiếu.

Tuần trước, Cựu nghị sĩ Scott Walker của Wisconsin cảnh báo việc Tổng thống Trump đòi kiểm phiếu lại sẽ không mấy hiệu quả tại bang này khi Ứng viên Biden thắng nhiều hơn 20.000 phiếu.

Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2000, bang Florida trở thành tâm điểm khi Ứng viên George Bush dẫn 1.784 phiếu so với đối thủ Al Gore và trở thành Tổng thống mới. Tuy nhiên ông Al Gore đã đòi kiểm lại phiếu và cuối cùng bang này tuyên bố ứng viên George Bush vẫn thắng với 537 phiếu cách biệt.

Chia sẻ trên Fox News, một nữ nhân viên kiểm phiếu ở hạt Clark, bang Nevada (Mỹ) cho biết cô đã chứng kiến hành vi gian lận phiếu bầu.

Trước đó, các quan chức bầu cử tại bang Nevada đã phủ nhận toàn bộ cáo buộc mà đội ngủ Tổng thống Trump đưa ra về vấn đề gian lận bầu cử, khẳng định những bằng chứng ông đưa ra không xác thực và không đủ để chứng minh, theo Đời sống & Pháp luật. 

Tuy nhiên, luật sư riêng của tổng thống Mỹ đã phản bác lập luận này, nói rằng: "Bất kỳ lời tuyên thệ nào đến từ nhân chứng đều được coi là bằng chứng hợp pháp". 

Các cáo buộc gian lận bầu cử của ông Trump đã khiến dư luận chia thành 2 phe tranh cãi gay gắt. Những người ủng hộ đã kêu gọi ông chủ Nhà Trắng đấu tranh tới cùng để đòi lại công bằng, trong khi phe còn lại chỉ trích hành động của tổng thống Mỹ gây chia rẽ đất nước.

Bộ trưởng Tư pháp William Barr hôm 9/11 đã ra lệnh mở cuộc điều tra nhằm xác thực những cáo buộc trên. 

(Tổng hợp)

AN LY

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương