Nghiên cứu mới: Virus Ebola có thể “ẩn náu” trong cơ thể chờ ngày "kích hoạt"

Ebola là bệnh lý không dễ điều trị khỏi hoàn toàn. Các bệnh nhân đều có nguy cơ tái phát, nhất là nhóm từng được điều trị bằng kháng thể đơn dòng.

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine ngày 8/2, virus Ebola có thể “ẩn náu” trong một số bộ phận cơ thể như dịch não và chờ ngày kích hoạt lại. Đây là căn bệnh đe dọa tính mạng với các đợt bùng phát thường xuyên và xuất hiện chủ yếu ở châu Phi, tỷ lệ tử vong trung bình là 50%.

Các nhà khoa học trước đây đã tìm thấy các ca nhiễm Ebola dai dẳng nhưng vị trí được coi là nơi “ẩn náu” chính xác của loại virus chết người này và cơ chế khiến bệnh tái phát vẫn là ẩn số.

Theo nhóm nghiên cứu từ iện Nghiên cứu Bệnh Truyền nhiễm của Quân đội Mỹ (USAMRIID),  Ebola là bệnh lý không dễ điều trị khỏi hoàn toàn. Các bệnh nhân đều có nguy cơ tái phát, nhất là nhóm từng được điều trị bằng kháng thể đơn dòng.

Ebola được phát hiện ẩn náu trong não, tinh dịch, thủy tinh thể của người bệnh dù họ đã được điều trị khỏi. Ảnh: NAIDS.
Ebola được phát hiện ẩn náu trong não, tinh dịch, thủy tinh thể của người bệnh dù họ đã được điều trị khỏi. Ảnh: NAIDS.

Cụ thể, họ sử dụng mô hình bệnh trên khỉ nhiễm Ebola, kết quả cho thấy hai con khỉ sau khi đi được điều trị bằng kháng thể trên đã tái phát bệnh và không có kháng thể để chống lại virus. 

“Chúng tôi phát hiện khoảng 20% số khỉ khỏi bệnh nhờ liệu pháp kháng thể đơn dòng vẫn bị nhiễm Ebola dai dẳng, đặc biệt trong não trái, nơi sản xuất dịch não tủy” – GS Xiankun (Kevin) Zeng, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Vị chuyên gia cũng nhấn mạnh nghiên cứu của họ là công trình đầu tiên tiết lộ nơi ẩn náu của virus Ebola “ngủ đông”, đó là não. Ngoài ra, các virus này gây ra tình trạng tử vong ở lần nhiễm thứ hai trên linh trưởng không phải người.

Nhiều báo cáo trước đây cũng cho thấy tình trạng Ebola tái xuất hiện ở những người đã khỏi bệnh. Các chuyên gia nhận định đây là bằng chứng bổ sung cho luận điểm virus Ebola có thể ẩn náu rất lâu trong cơ thể sau khi người mắc khỏi bệnh nên người sống sót cần được theo dõi để bảo về sức khỏe và ngăn ngừa lây nhiễm trong thời gian dài.

Đầu tháng 3/2021, các nhà khoa học đã ghi nhận virus Ebola âm thầm sống trong cơ thể một bệnh nhân tới 5 năm, sau đó, nó lây nhiễm cho người khác. 

Dựa vào những dữ liệu này, các chuyên gia chắc chắn với giả thuyết virus Ebola có thể ẩn náu hàng năm trong những vùng cơ thể cụ thể như buồng chứa thủy tinh thể của mắt, ống bán nguyệt của tinh hoàn, hệ thống não trái. Ngay cả khi các phương pháp điều trị được xác nhận là đã đào thải sạch virus khỏi những cơ quan này, chúng vẫn có cách để “qua mặt”.

GS Jun Liu, cho biết thêm: “Virus Ebola tồn tại dai dẳng có thể tái hoạt động và gây tái phát bệnh ở những người sống sót. Điều này dễ gây ra một đợt bùng phát mới”.

Các phát hiện nhấn mạnh sự cần thiết của việc theo dõi lâu dài người sống sót sau khi nhiễm virus Ebola, gồm cả nhóm được điều trị bằng kháng thể, để ngăn chặn nguy cơ tái phát.

Thanh Mai