Người phụ nữ lập trạm cứu hộ, cứu hàng trăm động vật giữa chiến sự Ukraine

Bà Asya Serpinska đã quyết định ở lại vùng chiến sự, chăm lo cho những động vật bị bỏ rơi giữa những đợt pháo kích.

Khi những chiếc xe tăng Nga tiến gần vào thủ đô Kyiv (Ukraine), các vùng ngoại ô nhanh chóng trở nên hỗn độn và mất an toàn. Người dân sợ hãi chạy trốn khỏi thành phố khiến các con đường ùn tắc. 

Bà Asya Serpinska năm nay 77 tuổi, bà đã đã dành 2 thập kỷ để nuôi dưỡng và chăm sóc cho trạm cứu hộ cho động vật ở Hostomel – một thị trấn nằm phía Tây Bắc của thủ đô. Trước mối đe dọa về sự chiếm đóng của Nga, bà cho rằng sẽ không có nơi nào ở Ukraine cần bà hơn là ở đây.

Những đợt pháo kích vẫn diễn ra liên tiếp khi bà đến trạm cứu hộ. Qua cánh cổng, bà nhận ra những tiếng hú và rên rỉ của một số động vật khác nhau.

Tôi biết trách nhiệm của tôi là phải chăm sóc chúng”, bà nhớ lại.

Bà Asya Serpinska, 77 tuổi, ghé thăm những chú mèo ở trạm cứu hộ ở thị trấn Hostomel, Ukraine (Ảnh: internet).
Bà Asya Serpinska, 77 tuổi, ghé thăm những chú mèo ở trạm cứu hộ ở thị trấn Hostomel, Ukraine (Ảnh: internet).

Cùng với ba đồng nghiệp khác của mình, bà đã cứu và chăm sóc cho gần 700 chú chó và 100 chú mèo sống sót, thậm chí còn giải cứu được 1 chú sư tử ngay thời điểm lực lượng không quân Nga và Ukraine giao tranh trên bầu trời, quân đội Nga đổ vào Hostomel và đe dọa sinh mạng của những con vật tội nghiệp.

Với dáng vẻ gầy gò cùng mái tóc hoa râm mềm mại, bà Serpinska nói bà bẩm sinh đã bướng bỉnh, và cuộc hôn nhân của bà là minh chứng cho điều đó. Bà gặp ông Valentyn, chồng của bà ở tuổi 18, và dù gia đình không chấp thuận nhưng bà vẫn kiên quyết tiến tới hôn nhân.

Khi lực lượng của Nga xuất hiện ở tất cả các phía của thị trấn Hostomel, ông Valentyn – 78 tuổi đang chống chọi với căn bệnh ung thư giai đoạn 4, đã lái xe xuyên đêm qua những trạm kiểm soát để mang về cho bà một chiếc máy phát điện cho trạm tạm trú chó mèo.

Bà Serpinska lớn lên cùng với động vật. Sau khi trở thành một giáo sư toán học ở trường đại học, bà đã tình nguyện tham gia các nhóm giải cứu động vật trong thời gian rảnh rỗi. Sau khi nghỉ hưu khỏi trường đại học vào 22 năm trước, bà lập nên trạm cứu hộ của riêng mình, và những sinh vật bốn chân bắt đầu dần kéo đến. Bà thích nhất là Gina, một chú chó lông đen bóng với đôi mắt không tương xứng.

Bà Serpinska ghé thăm những chú chó con được sinh ra tại trạm trong suốt đợt chiếm đóng của quân đội Nga (Ảnh: internet).
Bà Serpinska ghé thăm những chú chó con được sinh ra tại trạm trong suốt đợt chiếm đóng của quân đội Nga (Ảnh: internet).

Cuộc tiến quân của Nga vào Ukraine ngày 24/2 khiến cuộc sống trên khắp cả nước bị đảo lộn. Khi lực lượng Nga tiến dần về thủ đô Kyiv, các quan chức dự đoán thành phố có thể bị chiếm đóng trong vài tuần. Khi ông Valentyn đánh thức bà lúc 7h sáng ngày hôm đó, ông bảo rằng chiến tranh đã bắt đầu.

Điều đầu tiên tôi nghĩ đến là tôi phải chạy đến trạm cứu hộ”, bà nhớ lại. “Tôi ý thức rằng đã có chiến tranh. Người của tôi ở đây, và những chú chó của tôi cũng ở đây”.

Đối với một vài trạm cứu hộ, cuộc chiếm đóng đã gây ra thảm kịch. Tại vùng ngoại ô Kyiv thuộc  Bordyanka, người chủ sở hữu khu bảo tồn do chính phủ quản lý đã bỏ mặc những động vật bị nhốt trong lồng và chạy trốn. Không có nước và đồ ăn, 335 trên gần 500 chú chó tại đó đã bị bỏ mạng.

Khi được hỏi tại sao không ai sơ tán những con vật này, bà Natalia Mazur – giám đốc trạm cứu hộ này hỏi lại rằng sao con người vẫn chưa được di tản.

Bà Serpinska đã vô cùng đau khổ khi xem những bức ảnh chụp cơ thể tiều tụy của những con vật ở đó. Và khi đến trạm cứu hộ của mình hôm 24/2, điều mà bà làm đầu tiên là mở tất cả các lồng để động vật có thể đi lại tự do.

Tại sao họ không cho mở tất cả các lồng ở đó. Đó là một việc rất dễ dàng”, bà cho biết.

Khi pháo kích liên tiếp diễn ra tại Hostomel, những nhân viên của trạm vẫn giữ nếp làm việc như bình thường, mặc kệ những gì đang diễn ra bên ngoài cánh cổng. Thời gian cho ăn vẫn là 6h sáng và 6h tối. Thời gian còn lại, họ dọn dẹp và chơi với những con vật. Hàng đêm, ít nhất 10 chú chó nằm cuộn mình bên dưới chiếc chăn của bà. “Chúng nghĩ tôi có thể bảo vệ cho chúng”, bà tâm sự. Bạn bè và gia đình luôn muốn bà rời đi nhưng bà từ chối. “Vị trí của tôi là ở nơi này”, bà đã nói với họ.

Những chú gà được giữ trong một căn phòng ở trạm cứu hộ (Ảnh: internet).
Những chú gà được giữ trong một căn phòng ở trạm cứu hộ (Ảnh: internet).

Bà dán một biểu tượng vàng lên cánh cửa trước của trạm để đuổi những binh lính sợ Chúa. Thế nhưng họ vẫn xông vào và thường khủng bố các nhân viên ở đây.

Một lần, có hai người lính “mặc như Kẻ hủy diệt” – theo bà nhớ, bước về phía cổng trước của trạm, một vài chú chó đã lao về phía trước để bảo vệ bà. Quân lính Nga đã giơ súng và bắn vào Gina, chú chó đen bé nhỏ. Bà đã lao về phía thi thể chú chó và hét “Sao các người lại bắn chúng, chúng rất ngoan và tốt bụng”, “Tại chúng sủa khi thấy chúng tôi!”- viên lính đáp trả.

Một chú chim công trong trạm cứu hộ (Ảnh: internet).
Một chú chim công trong trạm cứu hộ (Ảnh: internet).

Giữa sự hỗn loạn của cuộc giao tranh, những chú chó sợ hãi đến mức đào những chiếc hố sâu hàng mét trong lòng đất. Một vài chú chó đã thiệt mạng trong những đợt bắn phá.

Khi một quả đạn pháo rơi xuống một vườn thú tư nhân gần đó, bà Serpinska đã kinh hoàng chứng kiến tòa nhà nhấn chìm trong biển lửa. Do đã bị bỏ hoang nên đội ngũ của bà đã liều mình vượt qua làn khói, giải cứu những chú chim công và rùa ở đó.

Chỉ có con sư tử bị bỏ lại”, bà nhăn nhó nhớ lại. “Trong 5 tuần, chúng tôi đã vượt bom đạn để đến đó cho nó ăn, bởi nó bị nhốt trong lồng mà chúng tôi không có chìa khóa”.

Vào một ngày, binh lính Nga đã đặt một quả mìn bên ngoài chiếc lồng và bà buộc phải đàm phán với họ. “Chúng tôi bảo: Đây là ít nước và đồ ăn, làm ơn hãy cho con sư tử đó ăn”, bà nói. Bà đưa cho họ 2 gói thuốc lá, và người lính đã cho nổ quả mìn để bà tiếp tục cho “chú mèo lớn” ăn hàng ngày đến khi lực lượng Ukraine giành lại thị trấn vào đầu tháng Tư.

Những chú chó vây quanh chào đón bà Serpinska khi bà đến trạm. (Ảnh: internet).
Những chú chó vây quanh chào đón bà Serpinska khi bà đến trạm. (Ảnh: internet).

Giờ đây thị trấn Hostomel trở nên yên tĩnh. Những ngôi nhà vẫn bị bỏ hoang. Nhiều nơi bị thiêu rụi hay chìm trong đổ nát. Lái xe qua những con phố của thị trấn, bà Serpinska không kìm nổi nước mắt. 

Bước vào trong sân của trạm, những chú chó vây quanh bà, vẫy những chiếc đuôi và đồng thanh cất tiếng như một bản hợp xướng. Hệ thống điện của trạm vẫn chưa được sửa, nhưng những động vật nơi đây dường như vẫn vui vẻ. Chú công được giải cứu đi lững thững trong vạt nắng chiếu từ cái lỗ thủng trên mái nhà. Những chú mèo đều nằm trên những chiếc giường tầng, được sưởi ấm bằng một ống khói than nhỏ.

Chúng tôi có một câu nói và nó rất quan trọng, đó là: Đối với chúng tôi, cứu động vật là làm người”, bà nói khi nhìn “gia đình nhỏ” của mình.

TM (theo Washington Post)

Cụ bà 83 tuổi bầu bạn và nuôi chim trời, chó mèo nơi phố núi Đà Lạt

Cụ bà 83 tuổi bầu bạn và nuôi chim trời, chó mèo nơi phố núi Đà Lạt

Không chồng con, những ngày tháng cuối đời của cụ Phẩm tưởng chừng chìm trong buổn tủi. Thế nhưng cụ chẳng bao giờ bi quan, bởi cuộc sống này còn rất nhiều điều tốt đẹp và cụ luôn có "đàn con nhỏ" bên mình.