Người Việt chi 362 triệu USD cho trà sữa mỗi năm, xếp thứ 3 khu vực Đông Nam Á

Singapore nổi bật trong sáu thị trường trọng điểm của khu vực, là quốc gia có dân số ít nhất nhưng lại có sức chi tiêu cao nhất.

Những người yêu thích trà sữa trân châu ở Đông Nam Á chi 3,66 tỷ USD mỗi năm cho đồ uống này và các loại đồ uống có trà tương tự, trong đó Singapore có sức chi tiêu cao nhất mặc dù dân số ít nhất trong số sáu thị trường trọng điểm của khu vực.

Điều này được công bố từ một nghiên cứu về động lực kinh doanh đằng sau trà sữa trân châu.

Được phối hợp thực hiện bởi tổ chức liên doanh Momentum Works và công ty giải pháp thanh toán kỹ thuật số qlub, báo cáo cũng cho thấy giá trà bong bóng trung bình ở Singapore cao gấp đôi so với các nước khác trong khu vực.

Momentum Works cho biết trong một thông cáo báo chí hôm thứ Ba (16/8), đồng thời cho biết thêm rằng hiện có hơn 60 thương hiệu chuỗi trà sữa trân châu đang hoạt động.

Thị trường lớn nhất trong khu vực là Indonesia, với kim ngạch hàng năm ước tính 1,6 tỷ USD. Thái Lan đứng thứ hai, với 749 triệu USD thông qua hơn 31.000 cửa hàng trà sữa và các kênh bán lẻ khác.

Việt Nam đứng thứ 3 với 362 triệu USD, thứ 4 là Singapore với 342 triệu USD.

Người Đông Nam Á chi 3,66 tỷ USD cho trà sữa trân châu hàng năm - Ảnh 1.

Nghiên cứu cho thấy các thương hiệu Đài Loan và cây nhà lá vườn từ lâu đã "thống trị" thị trường trà sữa trân châu Đông Nam Á.

Nghiên cứu nói thêm: "Ngoài ra, gần đây nhiều thương hiệu Trung Quốc đã gia nhập khu vực này. Thị trường trà sữa trân châu ở Trung Quốc được ước tính có doanh thu hàng năm là 20 tỷ USD, đang bão hòa và siêu cạnh tranh".

Các thương hiệu Trung Quốc đã tiến vào Đông Nam Á bao gồm Mixue, Chagee và HEYTEA, tất cả đều có cửa hàng tại Singapore.

Lợi nhuận cao, nhưng dễ sao chép

Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy mặc dù lợi nhuận cao, nhưng rất ít cửa hàng trà sữa có lãi.

"Ngành trà sữa trân châu có tỷ suất lợi nhuận gộp từ 60% đến 70%. Tuy nhiên, rất ít người đầu tư có thể đạt được lợi nhuận liên tục ở quy mô lớn", thông cáo cho biết. 

Lấy ví dụ từ Nayuki, thương hiệu trà sữa đầu tiên ra mắt công chúng, có vốn hóa thị trường giảm hơn 70% kể từ khi niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông.

"Cũng có báo cáo nói rằng 9 trong số 10 cửa hàng trà trân châu thua lỗ", báo cao nói thêm. Nghiên cứu này cũng nhấn mạnh rằng giá cả không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng.

"Khách hàng cũng quyết định dựa trên việc lựa chọn sản phẩm tại các cửa hàng, cũng như việc dễ dàng tiếp cận, nghĩa là số lượng cửa hàng mà một thương hiệu có", nghiên cứu cho biết thêm.

Các thương hiệu cũng đang cung cấp nhiều lựa chọn có ý thức về sức khỏe hơn để phục vụ khách hàng, thông qua mức đường có thể tùy chọn và các lựa chọn thay thế "lành mạnh hơn" như trà trái cây tươi pha sẵn.

Nghiên cứu nói thêm: "Mặc dù người tiêu dùng ở Singapore có ý thức hơn về sức khỏe, nhưng điều đó không giống nhau ở các thị trường khác".

Người Đông Nam Á chi 3,66 tỷ USD cho trà sữa trân châu hàng năm - Ảnh 2.

Nayuki, thương hiệu trà sữa đầu tiên ra mắt thị trường.

Tuần trước, có thông báo rằng Singapore sẽ sớm yêu cầu các cửa hàng thực phẩm và đồ uống dán nhãn dinh dưỡng vào thực đơn của họ để chỉ ra các loại đồ uống có chứa lượng đường và chất béo bão hòa cao hơn. Điều này bao gồm các cửa hàng trà sữa trân châu.

Các quy định cấm quảng cáo cũng sẽ được áp dụng đối với đồ uống như vậy. Bộ trưởng Bộ Y tế Ong Ye Kung cho biết những biện pháp này là một phần trong nỗ lực giúp người tiêu dùng đưa ra những lựa chọn sáng suốt hơn, lành mạnh hơn.

Theo nghiên cứu, có ba nguyên tắc cơ bản để xây dựng một doanh nghiệp trà sữa trân châu thành công.

Điều này bao gồm việc xây dựng một sản phẩm chủ lực phù hợp để có được lực kéo ban đầu, đạt được lợi nhuận tại một cửa hàng và mở rộng mô hình trong khi vẫn duy trì doanh thu tích cực.

Tuy nhiên, họ nói thêm rằng chuỗi cung ứng cho các cửa hàng trà sữa trân châu có thể gặp nhiều thách thức hơn so với thương mại điện tử do nhu cầu cao về độ tươi của nguyên liệu thô.

Giám đốc điều hành của qlub, Sik Hoe Yong, lưu ý rằng nhiều người trẻ ở Đông Nam Á muốn mở cửa hàng trà sữa trân châu trong tương lai.

Ông nói: "Mặc dù có tỷ suất lợi nhuận cao, trà sữa trân châu lại dễ bị sao chép và chuỗi cung ứng đầy thách thức. Đại dịch giống như một quá trình chọn lọc tự nhiên khi nhiều cửa hàng đóng cửa. Tuy nhiên, tình yêu của người tiêu dùng đối với trà sữa trân châu vẫn chưa thay đổi".

Giám đốc điều hành Momentum Works, Li Jianggan cho biết thị trường trà sữa trân châu là "phân mảnh", có đủ chỗ cho các công ty lớn hơn và nhỏ hơn cùng tồn tại và phát triển.

"Sự xuất hiện của các công ty Trung Quốc giỏi về xây dựng thương hiệu, sản phẩm/ chuỗi cung ứng và quản lý chi phí có thể đặt ra thách thức ngày càng lớn đối với các công ty địa phương hiện hữu".

"Không khó để quan sát và tìm hiểu cách chơi và chiến lược của họ, nhưng điều quan trọng là đảm bảo doanh thu và lợi nhuận cao".

(Nguồn: CNA)

Thảo Vy