Người Trung Quốc coi ngày tết cổ truyền là ngày lễ lớn nhất, mọi hoạt động ngày tết đều rất được coi trọng. Giống như Việt Nam, Trung Quốc cũng có tết cổ truyền vào mùa xuân. Tết là thời điểm đón năm mới với nhiều điều tốt lành.
Thay thế nguồn năng lượng cũ
Không khí lễ hội diễn ra hàng năm bắt đầu từ ngày 8/12 âm lịch, người dân Trung Quốc mọi nơi đều về quê ăn tết để đoàn tụ gia đình, quây quần bên mâm cơm nhà và lễ hội kéo dài cho đến 15/1 âm lịch năm mới.
Để chuẩn bị cho một năm mới tốt đẹp, người Trung Quốc có truyền thống dọn dẹp nhà cửa và bỏ bớt những món đồ không sử dụng.
Đồng thời, đây cũng được xem là thời điểm tuyệt vời để bỏ qua những chuyện không vui của năm cũ, như sự tức giận với một ai đó trước thời khắc giao thừa. Bằng cách này, mọi người sẽ bắt đầu năm mới với một nguồn năng lượng mới và tâm trạng vui vẻ.
Đi chúc Tết
Với người Trung Quốc, việc chúc Tết và chúc mừng năm mới được coi là một cách chia sẻ niềm vui và sự may mắn, mang lại nguồn năng lượng tích cực.
Trang trí nhà cửa
Với người Trung Quốc, năm mới thường được trang trí với 2 sắc màu vàng và đỏ, tượng trưng cho sư thịnh vượng và may mắn.
Lì xì năm mới
Một phong tục năm mới khác ở Trung Quốc là lì xì đầu năm. Năm mới, mọi người sẽ dùng các phong bao lì xì màu đỏ, được gọi là hóngbāo, để tặng cho trẻ em như một lời chúc may mắn, thịnh vượng.
Không gội đầu năm mới
Người Trung Quốc quan niệm không nên cắt tóc và gội đầu vào ngày đầu tiên của năm ới vì cho rằng việc này sẽ làm mất vận may. Ngoài ra, họ cũng tránh giặt đồ trong ngày đầu năm với lý do tương tự.
Tránh dùng từ tiêu cực
Với người Trung Quốc, năm mới nên được bắt đầu với những suy nghĩ và lời nói tích cực. Do đó, họ hạn chế những từ ngữ tiêu cực hay nghĩ về các vấn đề như “cái chết” hoặc “sự nghèo đói”. Họ tin rằng nói những chủ đề này trong năm mới sẽ khiến năm đó tiêu cực.
Nổ bóng
Một phong tục khác được người Trung Quốc duy trì trong dịp Tết Nguyên đán là chọc nổ bóng. Họ tin rằng tiêng nổ lớn sẽ xua đuổi năng lượng xấu. Theo đó, vào đêm giao thừa âm lịch, để xua tan bóng tối và mời ánh sáng chiếu vào, người Trung Quốc sẽ chọc nổ một quả bóng bay khi đồng hồ bắt đầu điểm nửa đêm.
Ăn hai quả quýt
Quýt tượng trưng cho sự giàu có, và ăn hai quả (số chẵn) sẽ đem lại may mắn. Theo đó, người Trung Quốc thường ăn hay quả quýt trong năm mới hoặc tặng chúng cho người thân thay cho lời chúc. Ngoài ra, người Trung Quốc cũng có thói quen ăn mì dài trong dịp đầu năm vì sợi mì dài tượng trưng cho sự trường thọ.
Tránh làm đổ vỡ
Người Trung Quốc thường cẩn thận và tránh làm đổ vỡ bát đĩa trong ngày đầu năm mới để tránh xui xẻ. Tuy nhiên, nễu vô tình làm rơi vỡ đồ, họ thường nói thêm câu "Sui sui ping an", nghĩa là “chúc năm mới bình an và may mắn”.
Diện quần áo mới
Năm mới, người Trung Quốc sẽ chọn những bộ đồ mới, thường màu đỏ, tượng trung cho sự thịnh vượng. Theo quan niệm của Trung Quốc, màu đỏ và các sắc màu tươi sáng sẽ mang lại niềm vui và may mắn. Đồng thời, họ cũng tránh nhưng bộ đồ tối màu hoặc u ám vì cho rằng những màu này không may mắn.
Ăn tất niên theo tên họ
Hầu hết người Trung Quốc đều có phong tục quây quần bên nhau để ăn bữa cơm giao thừa, còn gọi là bữa cơm đoàn viên, thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới Âm lịch.
Tuy nhiên, ở nhiều nơi vùng nông thôn tỉnh Hồ Bắc, thời gian ăn bữa cơm giao thừa khác nhau tùy vào tên họ mỗi nhà. Những người họ Vương bắt đầu họp mặt gia đình vào khoảng 5h sáng ngày đầu năm mới, những người họ Cao thường tổ chức tiệc vào khoảng 12h trưa, những người họ Dương chỉ có thể tổ chức tiệc sau 12h đêm.
Để thừa sủi cảo
Sủi cảo là một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu trong các ngày lễ quan trọng của Trung Quốc. Vào dịp năm mới, mỗi gia đình thường sẽ làm rất nhiều sủi cảo để dư thừa, khi ăn cũng chỉ phần giữa và để lại phần viền bánh, ngụ ý năm mới sẽ sung túc, dư thừa của cải và dồi dào sức khỏe.
Không ra ngoài mùng 3 Tết
Theo quan niệm dân gian Trung Quốc, mùng 3 Tết là ngày không may mắn nên mọi người thường hạn chế ra ngoài vào ngày này. Tuy nhiên, ngày nay, phố xá Trung Quốc mùng 3 Tết vẫn rất nhộn nhịp vì giới trẻ cho rằng đó chỉ là quan niệm cổ xưa và không nên kiêng kị.
Không dùng dao kéo
Nhiều nơi ở Trung Quốc có phong tục không dùng kim, kéo trong dịp Tết Nguyên đán, lý do là để tránh "dòng tiền" bị cắt. Thậm chí, một số nơi người dân còn kiêng cả dùng dao. Nếu cần làm thức ăn, thì những việc cần dùng tới dao kéo nên thực hiện trước khi chuyển sang ngày mùng 1 của năm mới.