Những trường hợp nào sẽ bị xóa đăng ký hộ khẩu từ 1/7?

Ngoài thông tin về việc thu hồi sổ hộ khẩu, dự thảo này có nhiều quy định sát sườn với người dân về những thủ tục về cư trú.

Dự kiến từ ngày 1-7, công dân vắng mặt tại nơi đăng ký thường trú (ĐKTT) trên 12 tháng liên tục nhưng không khai báo tạm vắng hoặc đăng ký tạm trú ở nơi khác sẽ bị xóa thông tin về ĐKTT trên cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú.

Người dân có thể thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú, qua đường bưu điện hoặc đăng ký trực tuyến qua cổng dịch vụ công.

Những trường hợp nào sẽ bị xóa đăng ký hộ khẩu từ 1/7?

Người dân có thể đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước xin giấy này chứ không cần về đúng nơi cư trú. Khi làm thủ tục người dân chỉ cần xuất trình một trong các giấy tờ thể hiện thông tin số định danh cá nhân.

Công dân vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng nhưng không đăng ký ở chỗ mới, không khai báo tạm trú tạm vắng (trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài) thì sẽ bị xóa ĐKTT trong cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú.

Người dân cũng bị xóa ĐKTT trong các trường hợp: chết, có quyết định của tòa án tuyên bố mất tích; ra nước ngoài để định cư; đã bị cho thôi quốc tịch Việt Nam. Người ĐKTT tại địa chỉ nhà thuê, mượn nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn sau 12 tháng vẫn chưa ĐKTT tại chỗ ở mới; ĐKTT ở nơi đã bị phá dỡ, tịch thu...

Trao đổi với Tuổi Trẻ, lãnh đạo Cục Pháp chế và cải cách hành chính tư pháp (V03), Bộ Công an cho biết quy định về xóa ĐKTT không phải là xóa hộ khẩu hay toàn bộ thông tin về cư trú của người dân. Khi người dân vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng, trên cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú sẽ ghi họ bị xóa thường trú tại địa chỉ này chứ không phải xóa hết thông tin của họ.  Ai đi khỏi địa phương phải có trách nhiệm khai báo tạm vắng, khi đến sinh sống tại nơi khác trên 30 ngày phải đăng ký tạm trú, dưới 30 ngày phải thông báo về lưu trú. 

Những thông tin thay đổi tạm trú cũng sẽ thể hiện trên phần thông tin của họ tại cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú thì cơ quan quản lý sẽ biết được họ đang cư trú tại đâu.

Người dân sau khi bị xóa ĐKTT vẫn được đăng ký lại khi đủ điều kiện theo quy định.

"Việc đăng ký lại không phức tạp, người dân quay trở về địa phương, đến cơ quan chính quyền khai báo lại. 

Thủ tục đăng ký lại cũng rất đơn giản, chỉ cần chứng minh về nhân thân, có chỗ ở hợp pháp. Ví dụ người đang ở nhà này và đi, khi quay về, nếu nhà cũ vẫn thuộc sở hữu của họ sẽ đăng ký bình thường, không còn quyền sở hữu nhà nữa thì phải có những điều kiện khác sẽ có quy định", lãnh đạo V03 thông tin.

Thanh Mai

Xuất hiện 'Hố tử thần' rộng hàng chục m2 tại Chương Mỹ, Hà Nội

Xuất hiện 'Hố tử thần' rộng hàng chục m2 tại Chương Mỹ, Hà Nội

Chiều ngày 6/4, người dân phát hiện một “hố tử thần” rộng khoảng 10m tại thôn 2, xã Quảng Bị, huyện Chương Mỹ, nơi có tuyến đường tỉnh lộ 419 chạy qua.