Những vụ cháy rừng lớn nhất trong hơn một thập kỷ qua

Nhiều vụ cháy rừng đã thiêu rụi hàng nghìn héc-ta rừng, làm ảnh hưởng đến thảm thực vật và động vật hoang dã cũng như cuộc sống của con người.

Cháy rừng ở Tây Ban Nha

Mới đây, nhiều đám cháy rừng trên diên rộng bùng lên khắp Tây Ban Nha sau đợt nắng nóng kéo dài, gây thiệt hại nặng nề về môi trường. Hàng trăm lính cứu hỏa cùng với các nhân viên Đơn vị khẩn cấp quân sự Tây Ban Nha hiện đang nỗ lực dập lửa và lập các vành đai ngăn lửa.

Những vụ cháy rừng lớn nhất trong hơn một thập kỷ qua

Đám cháy tại khu bảo tồn thiên nhiên Sierra de la Culebra do nhiệt độ hơn 40 độ C và gió giật tới 70 km/h đã thiêu rụi 30.800 ha đất rừng. 13 thành phố tại tỉnh Navarre phía Bắc Tây Ban Nha phải sơ tán người dâ. Chính quyền địa phương mô tả đây là đám chảy tồi tệ nhất trong nhiều thập niên.

Khu bảo tồn nói trên rất quan trọng đối với môi trường do mật độ sói ở khu vực này cao nhất tại bán đảo Iberia, cùng với một số lượng đáng kể hươu đỏ và hoẵng châu Âu. Rừng thông trên dãy núi này là nơi cư trú của hơn 70 loài chim và là một trong những nơi có quần thể sói Iberia lớn nhất châu Âu.

Ngoài ra, đám cháy bùng lên ở khu vực Aragon, miền bắc Tây Ban Nha, tối 20/6 đã khiến 77 người trong nhà dưỡng lão phải sơ tán, cư dân 7 thị trấn ở Navarra không thể quay về nhà.

Theo Bộ Môi trường Tây Ban Nha, đám cháy ở phía tây bùng phát từ tuần trước, khi nước này hứng chịu đợt sóng nhiệt nghiêm trọng nhất 40 năm qua. Ông Ruben del Campo, phát ngôn viên Cơ quan Khí tượng Tây Ban Nha, cho rằng tình trạng biến đổi khí hậu đang khiến mùa hè ở Tây Ban Nha đến sớm hơn và các đợt sóng nhiệt gay gắt diễn ra thường xuyên hơn. Khoảng 3.300 hecta rừng đã bị thiêu cháy trong khu vực kể từ ngày 17/6.

Cháy rừng ở Australia (2020)

Từ tháng 9/2019, các vụ cháy rừng đã bắt đầu bùng phát ở Australia và là một trong những vụ cháy rừng tồi tệ nhất tại quốc gia này trong nhiều thập kỷ. New South Wales và Victoria là 2 bang xảy ra cháy rừng nghiêm trọng nhất. những yếu tố thời tiết cực đoan như sóng nhiệt, gió to và khô hạn kéo dài đã khiến lửa cháy dữ dội hơn, lây lan nhanh hơn và việc chữa cháy trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Trên cả nước Australia, đã có khoảng 6 triệu ha rừng bị cháy. Con số này gấp 7 lần diện tích rừng Amazon bị cháy trong năm 2019 và gấp 3 lần diện tích của các vụ cháy rừng năm 2018 ở California, Mỹ.

Những vụ cháy rừng lớn nhất trong hơn một thập kỷ qua

Các đám cháy hiện đã thiêu rụi hơn 56.000 km2 đất, khiến hàng chục nghìn người phải sơ tán và ảnh hưởng xấu đến môi trường. Nhiều khu vực tại 2 bang New South Wales và Victoria phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp, đồng thời sơ tán người dân khỏi những nơi bị ảnh hưởng. Nhiều thành phố trên khắp nước Australia như Melbourne, Sydney, thậm chí cả Auckland của New Zealand cũng bị bao trùm bởi những đám khói đỏ cam dày đặc.

Ngoài những thiệt hại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người, các vụ cháy còn gây ra thảm họa tàn khốc đến các loài động vật, thực vật. Khoảng 480 triệu động vật có vú cùng các loài chim và bò sát đã bị thiêu cháy trong các vụ cháy rừng trên khắp nước Australia.

Cháy rừng Amazon (2019)

Một trong những vụ cháy rừng có sức tàn phá lớn nhất thế giới với kỷ lục 73.000 đám cháy nhỏ đã được phát hiện tại rừng nhiệt đới Amazon trong năm 2019.

Một vụ cháy rừng ở Amazon
Một vụ cháy rừng ở Amazon

Viện nghiên cứu không gian quốc gia Brazil (Inpe) ghi nhận 2.308 điểm nóng tại Amazon chỉ trong tháng 6 năm 2019, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2020, cũng là thời điểm cháy rừng đạt đỉnh điểm trong vòng 13 năm. Nhiều thành phố Brazil đã chìm vào bóng tối đột ngột do màn khói mù mịt bao trùm không gian, ngay cả cơn mưa trút xuống cũng đậm mùi khói.

Theo hãng tin tức Reuters, nguyên nhân cháy rừng tại Amazon chủ yếu do con người và những đám cháy tự nhiên rất hiếm khi xảy ra. Thời tiết hanh khô cũng làm tăng nguy cơ xảy ra cháy vượt tầm kiểm soát. Cư dân tại các bang Rondonia và Amazons cho biết họ chưa từng thấy vụ cháy nào tồi tệ hơn từ trước đến nay, với những đám mây khói che phủ toàn khu vực.

Rừng Amazon - với 60% diện tích nằm trong lãnh thổ Brazil - là rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới. Nơi đây được coi là một điểm nóng đa dạng sinh học với nhiều loài động, thực vật độc đáo. Khu rừng rậm này hấp thụ một lượng lớn khí CO2 của thế giới - loại khí nhà kính được cho là yếu tố lớn nhất gây ra biến đổi khí hậu. Bởi vậy, các nhà khoa học cho rằng việc bảo tồn rừng Amazon là rất quan trọng để chống lại sự nóng lên toàn cầu.

Cháy rừng Bandipur (2019)

Truyền thông Ấn Độ ngày 24/2/2019 đưa tin một vụ hỏa hoạn xảy ra tại khu bảo tồn hổ Bandipur ở bang Karnataka, Tây Nam nước này đã thiêu rụi nhiều ha rừng cùng nhiều loại động vật. Ước tính có khoảng 10.920 mẫu Anh đã bị cháy trong 5 ngày. Đám cháy cũng lan sang dãy rừng Mudumalai ở Tamil Nadu, gây thiệt hại khoảng 40 mẫu Anh.

Khói bay lên không trung sau khi đám cháy bùng phát tại Khu bảo tồn hổ Bandipur ở Karnataka
Khói bay lên không trung sau khi đám cháy bùng phát tại Khu bảo tồn hổ Bandipur ở Karnataka

Quan chức Lâm nghiệp bang Karnataka xác nhận một “hành động phá hoại” của hai người chăn cừu đã gây ra vụ cháy.  Hai người này khai rằng sợ hổ sẽ tấn công gia súc nên đã châm lửa để đuổi một con hổ đi.

Khu bảo tồn hổ Bandipur có diện tích 87.400 hécta, dọc khu bảo vệ động vật hoang dã Okinawa và Công viên quốc gia Nagarahole. Đây là nơi sinh sống của nhiều loại động vật cần được bảo vệ trong đó có voi, bò rừng, hổ và trăn đá Ấn Độ.

Cháy trại Camp Creek (2018)

Đây là trận cháy rừng tàn khốc nhất trong lịch sử California và là thảm họa thiên nhiên tốn kém nhất trên thế giới trong năm đó. Ngọn lửa bùng phát do lỗi một đường dây tải điện và một cơn gió thổi theo hướng đông xuống chân đồi. Được đặt tên theo Đường Camp Creek - nơi khởi phát, đám cháy bắt đầu vào ngày 8/11/2018, tại quận Butte (Bắc California).

Những vụ cháy rừng lớn nhất trong hơn một thập kỷ qua

Với sự xuất hiện của cơn mưa mùa đông đầu tiên trong mùa, đám cháy đã bị ngăn chặn 100% vào ngày 25/11/2018, sau 17 ngày hoành hành. Đám cháy thiêu rụi diện tích 153.336 mẫu Anh và phá hủy 18.804 cấu trúc, với hầu hết thiệt hại xảy ra trong vòng bốn giờ đầu tiến. Đến tháng 1/2019, tổng thiệt hại ước tính khoảng 16,5 tỷ USD.

Cháy rừng Uttarakhand (2016)

Năm 2016, Ấn Độ đã phải chứng kiến đám cháy rừng Uttarakhand, thiêu rụi các khu rừng thông ở sườn khu vực cận Himalaya, tạo ra những đám khói lớn. Lực lượng Ứng phó Thảm họa Quốc gia và máy bay trực thăng Mi-17 của Không quân Ấn Độ đã sử dụng nước để dập lửa.

Cơ quan lâm nghiệp ước tính 3.500 ha (8.600 mẫu Anh) rừng đã bị cháy. Gần 1.600 đám cháy lẻ được phát hiện đã được kiểm soát tính đến ngày 2/5. Những cơn mưa ngày 3/5 đã giúp giảm thiểu tác động của đám cháy.

Những vụ cháy rừng lớn nhất trong hơn một thập kỷ qua

Trận cháy rừng ngày thứ bảy đen (2009)

Một đám cháy lớn xuất hiện từ ngày 7/2 đến ngày 14/3/2009 đã khiến 173 người đã thiệt mạng và 414 người bị thương, cùng với hàng ngàn động vật hoang dã bị chết. Nguyên nhân của vụ cháy là do đường dây điện bị chập mạch rơi xuống và đốt cháy cỏ khô. Hơn 1,1 triệu mẫu Anh đã bị đốt cháy và 3.500 công trình tại hàng chục thị trấn bị thiêu hủy. 

Những vụ cháy rừng lớn nhất trong hơn một thập kỷ qua

Cháy rừng Hy Lạp (2007)

Một loạt các vụ cháy rừng lớn ở Hy Lạp từ ngày 28/6 đến ngày 3/9/2007 đã càn quét khoảng 670.000 mẫu đất và giết chết 84 người; hơn 3.000 điểm cháy đã xảy ra do sự đốt phá và sự bất cẩn của con người cùng với điều kiện nóng, khô và gió thổi mạnh.

Khoảng 2.100 cấu trúc, trong đó có 1.000 ngôi nhà và 1.100 tòa nhà khác đã bị hư hại trong trận hỏa hoạn và ngọn lửa bùng cháy rất nguy hiểm gần các di tích lịch sử như Olympia và Athens.

Những vụ cháy rừng lớn nhất trong hơn một thập kỷ qua

Các đám cháy bùng phát trong bối cảnh Hy Lạp hứng chịu đợt nắng nóng gay gắt và kéo dài nhất kể từ năm 1987 tới thời điểm đó. Hàng trăm đám cháy rừng lớn nhỏ bùng phát trên khắp đất nước, khiến cho lực lượng cứu hộ bị quá tải

 Hy Lạp đã buộc phải kêu gọi sự giúp đỡ từ các quốc gia khác. Hàng trăm lính cứu hỏa, cùng với máy bay, trực thăng và các phương tiện cứu hộ đến từ 24 quốc gia châu Âu và Trung Đông để hỗ trợ công tác cứu hỏa tại Hy Lạp. Thủ tướng Mitsotakis cho rằng, đây là thảm họa sinh thái lớn nhất trong vài thập kỷ qua của Hy lạp. 

Cháy rừng Indonesia (1997)

Đám cháy rừng năm 1997 ở Indonesia đã tạo ra những đám khói dày đặc và mù mịt khắp đất nước và Malaysia và Singapore. Tình trạng khô hạn và hỏa hoạn trở lại sau cơn mưa cuối mùa. Khoảng 8 triệu ha đất rừng bị cháy và hàng triệu người phải hứng chịu ô nhiễm không khí.

Những vụ cháy rừng lớn nhất trong hơn một thập kỷ qua

Cơ quan cứu hỏa và cứu hộ Malaysia đã cử một đội lính cứu hỏa với mật danh Chiến dịch Haze tới Indonesia để giảm thiểu tác động của đám cháy đối với nền kinh tế Malaysia.

Trận đại hỏa hoạn năm 1910

Trận đại hỏa hoạn mùa hè năm 1910 là một trận cháy rừng ở miền Tây Mỹ. Ngọn lửa bùng cháy vào cuối tuần từ ngày 20 - 21/8 đã khiến nhiều đám cháy nhỏ kết hợp thành một cơn bão lửa lớn chưa từng có. Vụ cháy đã  thiêu rụi 3 triệu mẫu Anh ở Bắc Idaho và Tây Montana, phần mở rộng của Đông Washington và Đông Nam British Columbia. 

Những vụ cháy rừng lớn nhất trong hơn một thập kỷ qua

Trận đại hỏa hoạn này đã giết chết 87 người, hầu hết là lính cứu hỏa, và phá hủy hơn 3 triệu mẫu rừng. 

Cháy lớn ở Chicago (1871)

Vụ cháy lớn ở Chicago xảy ra từ ngày 8 - 10/10/1871 đã giết chết khoảng 300 người và phá hủy khoảng 3,3 dặm vuông của thành phố, khiến khoảng 1.000 cư dân mất nhà cửa. Nguyên nhân là do nắng nóng, khô hạn, gió nhiều, các công trình xây dựng bằng gỗ trên địa bàn thành phố.

Những vụ cháy rừng lớn nhất trong hơn một thập kỷ qua

Cháy ở Miramichi (1825)

Hỏa hoạn Miramichi tại Maine và tỉnh New Brunswick của Canada đã tàn phá khoảng 3 triệu mẫu Anh và giết chết ít nhất 160 người; khoảng 15.000 người mất nhà cửa. Theo chính quyền, thời tiết nắng nóng kết hợp với hỏa hoạn do những người định cư sử dụng có thể đã góp phần gây ra đám cháy. Đám cháy ước tính đã thiêu rụi khoảng 1/5 khu rừng ở New Brunswick.

Những vụ cháy rừng lớn nhất trong hơn một thập kỷ qua

Thanh Mai