Phân tích mối quan hệ giữa giá vàng, dầu mỏ và đồng USD

Hiện nay, giá vàng, dầu mỏ và đồng USD đều có biến động đáng kể khiến chúng ta thắc mắc 3 yếu tố trên có quan hệ gì với nhau hay không?

Lịch sử về mối quan hệ của 3 yếu tố này cần lưu ý:

Sau năm 1945, Mỹ đứng đầu thế giới về tỷ lệ dự trữ vàng (3/4 trữ lượng vàng của thế giới được dự trữ tại các nhà băng Mỹ).

Trong giai đoạn từ năm 1945 - 1971, hầu hết các nước đều bán vàng mua đồng USD Mỹ để tăng dự trữ ngoại tệ, cũng là điều chỉnh cân bằng thương mại giữa các nước.

Thời kỳ này, đồng USD mặc nhiên được coi là đồng tiền chung trong giao dịch thương mại quốc tế. Thời kỳ này, giá vàng dao động quanh ngưỡng 35 USD/ounce, giá dầu ở mức 3 USD/ thùng.

Năm 1971, Mỹ ngừng bán vàng ra thị trường thế giới. Để đáp lại, các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) buộc phải bán lượng USD đang dự trữ đề mua vàng trên thị trường thế giới.

Hệ quả là đã đẩy giá dầu tăng lên gấp chục lần đến mức 40 USD/thùng và vàng là 850 USD/ounce.

Đây được đánh giá là một cú sốc lớn đối với nền tài chính thế giới, là hệ quả của việc gỡ bỏ hệ thống bản vị vàng ra khỏi đồng USD trong tháng 8/1971 của tổng thống Mỹ Richard M Nixon.

Mối qua hệ giữ giá vàng, dầu và đồng USD

1. Dầu và vàng cùng chiều

Dầu là nguồn đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất. Bất cứ sự biến động của giá dầu mỏ cũng tác động dây chuyền lên toàn bộ nền kinh tế thế giới.

Vì thế để giữ vứng nền kinh tế phát triển ổn định, các nước có nền kinh tế lớn như Nga, Mỹ... có xu hướng xây dựng các kho dự trữ dầu mỏ và tăng cường dự trữ vàng. Bởi lẽ đây là 2 loại hàng hóa không bị mất giá trị.

Tuy nhiên, dầu mỏ dưới vai trò lớn hơn hàng hóa tích trữ, khi giá dầu mỏ tăng tất yếu dẫn đến hệ quả đồng USD giảm giá trị, và các nước càng có xu hướng nhập vàng về tích trữ, do đó nhu cầu vàng trên thế giới sẽ tăng và kéo theo sự tăng giá của vàng.

2. Vàng và đồng USD ngược chiều

Nguyên nhân diễn biến thất thường của giá vàng và đạt được kỷ lục cao chủ yếu là do xu hướng mất giá của đồng USD. Trong năm 2008, thị trường tài chính thế giới bước vào khủng hoảng. Sự đổ vỡ của gần 70 Ngân hàng của Mỹ kéo theo sự u ám của nền kinh tế thế giới.

Vậy là chính phủ các nước phát triển mà đứng đầu là Mỹ, EU, Nhật,.. liên tiếp tung các gói hỗ trợ kinh tế nhằm hà hơi” thổi ngạt nền kinh tế.

Tuy nhiên, sự bơm vốn mạnh mẽ của các Chính phủ khiến gia tăng sự thâm hụt ngân sách nặng nề. Các gói hỗ trợ kinh tế có mặt tốt là thúc đẩy sự thanh khoản của thị trường, cung ứng vốn cho các lính vực sản xuất quan trọng.

Cùng với đó, việc tăng cung tiền khi nền kinh tế chưa “hấp thụ” đã khiến đồng USD bị giảm giá mạnh so với các đồng tiền khác như đồng EUR, đồng Yên Nhật. Điều này dĩ nhiên gây nên mối lo ngại sâu sắc đối với các nước OPEC và những nước đang có lượng dự trữ bằng đồng USD lớn.

PHƯỢNG LÊ (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương