- Chuyện quà cáp, lì xì mỗi dịp lễ Tết luôn là một vấn đề tế nhị với nhiều giáo viên. Mặc dù ý tốt của phụ huynh là thể hiện lòng biết ơn, nhưng đôi khi nó có thể gây áp lực cho giáo viên. Hơn nữa, một số giáo viên cũng có thể cảm thấy khó xử khi không nhận quà sẽ bị cho là không cảm ơn, nhưng nếu nhận thì lại sợ tạo ra kỳ vọng cho những lần sau.
Thế nhưng, dù muốn dù không, mỗi mùa lễ Tết, không ít giáo viên lại bị đem ra "mổ xẻ" chuyện tặng quà hay không tặng quà, thậm chí còn so đo quà nhiều, quà ít. Nhiều phụ huynh chỉ bàn tán cho thoả cơn bức xúc, mà đôi khi, bỏ qua cảm xúc cũng như suy nghĩ của thầy cô giáo đang dạy dỗ con mình.
Mới đây, một phụ huynh ở TP.HCM cũng nhận "gạch đá" khi ngay ngày đầu tiên con đi học trở lại sau kỳ nghỉ Tết đã đăng tải đoạn tin nhắn riêng tư trong nhóm phụ huynh lên mạng, lộ cả tên giáo viên. Thì ra, người này ấm ức vì một số người trong ban đại diện cha mẹ học sinh đề xuất lì xì cho cô giáo và bảo mẫu đầu năm mới. Người đồng ý, người cho rằng không hợp lý, hai bên ý kiến không ai chịu ai.
Phụ huynh ở TP.HCM cũng nhận "gạch đá" khi ngay ngày đầu tiên con đi học trở lại sau kỳ nghỉ Tết đã đăng tải đoạn tin nhắn riêng tư trong nhóm phụ huynh lên mạng |
"Đầu năm thấy hơi cọc ngang rồi á. Từ bao giờ phụ huynh phải có nhiệm vụ lì xì cho giáo viên vậy các mẹ?" - Người này bức xúc, đồng thời "tag" thẳng tên trường tiểu học nơi con mình đang theo học vào để "bóc phốt".
Lì xì hay không lì xì vốn chẳng ai bắt buộc, và chưa hẳn giáo viên cần hay mong điều đó. Trong câu chuyện nói trên, các cô chỉ là nhân vật ở thế "bị động", bị nhắc đến, nhưng lại "được" phụ huynh "bêu" lên mạng xã hội, nhà trường "nằm không cũng dính đạn", vậy có công bằng hay không?
Có thể ban đại diện cha mẹ học sinh hơi "bày vẽ", nhưng đây là nhóm riêng tư, phụ huynh có thể thể hiện ý kiến trong đó. Khi chuyện quà cáp bị "bêu" lên mạng xã hội hoặc bị đưa ra thảo luận công khai, giáo viên có thể cảm thấy bị xúc phạm.
Họ là những người đang cố gắng cống hiến, không phải là những người muốn nhận sự công nhận qua những thứ vật chất. Nhưng khi mọi thứ trở nên ồn ào, họ dễ bị gắn mác "tham lam" hoặc "thiếu công bằng". Sự tổn thương này không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn khiến họ cảm thấy mất đi sự tôn trọng mà mình đáng được nhận từ cộng đồng.
Ảnh minh hoạ |
Mạng xã hội thường dễ dàng trở thành nơi thể hiện cảm xúc và sự bất mãn của một cá nhân mà không có sự kiểm soát hoặc kiểm chứng. Khi một phụ huynh gặp phải một tình huống không vừa ý và quyết định chia sẻ công khai trên mạng xã hội, họ thường không nhận ra rằng hành động này không chỉ ảnh hưởng đến mình mà còn ảnh hưởng đến những người liên quan khác, đặc biệt là giáo viên.
Đôi khi, vấn đề có thể xuất phát từ hiểu lầm hoặc một tình huống không đáng có, nhưng khi được phóng đại trên mạng, nó có thể gây ra những hậu quả ngoài sức tưởng tượng. Cộng đồng mạng, không phải lúc nào cũng có cái nhìn khách quan, sẽ dễ dàng đánh giá giáo viên một cách phiến diện. Thậm chí, điều này có thể tạo ra những áp lực không đáng có đối với các giáo viên trong tương lai, khiến họ cảm thấy mình luôn phải đối mặt với sự phê phán, dù cho họ không làm gì sai.
"Việc này là do phụ huynh tự nêu ý kiến, vậy nên mình nghĩ không nên đưa mọi chuyện lên để trăm người đàm tiếu. Đăng lên vậy ảnh hưởng đến giáo viên chủ nhiệm, chưa kể còn gắn tên của trường vào nữa. Thật sự rất thiếu tế nhị. Nếu phụ huynh tôn trọng giáo viên, việc giải quyết mọi bất đồng nên được thực hiện trong khuôn khổ nội bộ, qua đối thoại trực tiếp thay vì công khai trên mạng xã hội. Chỉ có như vậy mới có thể xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh và hiệu quả", một phụ huynh nêu ý kiến.
Sao Việt lấy chồng kém 12 tuổi, Tết được tặng “núi” quà hiệu: Soi chuyện dạy con mới bất ngờ
Chuyện tình "đũa lệch" của họ từng tốn nhiều giấy mực báo chí.