Phụ nữ Afghanistan khổ sở vì những lệnh cấm nghiêm ngặt

Phái bộ hỗ trợ của Liên hợp quốc tại Afghanistan cho biết hơn một triệu phụ nữ tuổi vị thành niên đã bị ảnh hưởng bởi quyết định cấm đến trường.

Ngày 20/12/2022, Bộ giáo dục đại học Afghanistan gửi một lá thư đến tất cả các trường đại học công lập cũng như tư thục, ra lệnh cấm phụ nữ được hưởng giáo dục bậc đại học vô thời hạn. Trước đó vào hồi tháng 9/2021, Taliban cũng đã cấm trẻ em gái theo học bậc trung học.

Adela Raz, cựu Đại sứ Afghanistan tại Mỹ, hiện đang làm giám đốc Phòng thí nghiệm chính sách Afghanistan tại Đại học Princeton nói: "Tưởng tượng một xã hội mà đối với phụ nữ, giáo dục là cửa sổ cơ hội cho phát triển, tự do, thịnh vượng mà cửa sổ đó lại bị đóng lại vào lúc này" . Phái bộ hỗ trợ của Liên hợp quốc tại Afghanistan (UNAMA) cho biết hơn một triệu phụ nữ tuổi vị thành niên đã bị ảnh hưởng bởi quyết định này. 

Phụ nữ Afghanistan khổ sở vì những lệnh cấm nghiêm ngặt

Tuy nhiên, một phụ nữ Afghanistan đã thề sẽ tạo ra thay đổi trong cuộc sống của các bé gái và phụ nữ ở quê hương cô sau khi cô hoàn thành bằng tiến sĩ ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đó là Manizha Bahra. 

"Sau khi học xong, tôi sẽ trở lại và dạy các cô gái ở trình độ học vấn cao. Nếu tôi ở lại Thổ Nhĩ Kỳ, tôi có thể có một cuộc sống đàng hoàng, nhưng tôi quyết tâm trở về đất nước của mình và cống hiến hết mình cho một nửa dân số Afghanistan", cô nói.

Bahra cho biết mọi cô gái Afghanistan đều có tài năng và năng lực, và nếu có cơ hội, tất cả các cô gái đều có thể theo học bậc cao hơn. Những thách thức hiện tại đã khiến họ càng quyết tâm cố gắng hơn nữa. 

Bahra nói rằng tất cả phụ nữ Afghanistan có học thức nên hướng tới việc hỗ trợ các bé gái không được đến trường và tổ chức các lớp học tại nhà cho trẻ em gái trong khu phố của họ. Có như vậy, không ai sẽ bị bỏ lại phía sau.

Từ đầu tháng 5/2022, chưa đầy một năm sau khi Taliban trở lại nắm quyền, phụ nữ phải đeo mạng che mặt ở nơi công cộng lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ. Các quan chức Taliban mô tả sắc lệnh che mặt là "lời khuyên" nhưng đưa ra một loạt các biện pháp leo thang cụ thể cho bất kỳ ai không tuân thủ. 

Taliban áp đặt một trong những hạn chế khắc nghiệt nhất kể từ khi họ nắm quyền, yêu cầu phụ nữ che kín hoàn toàn ở nơi công cộng, lý tưởng nhất là với burqa truyền thống.

Theo một số phụ nữ ở Afghanistan, sắc lệnh này là một cuộc tấn công mới nhất vào quyền con người của họ.

Theo BBC, trang phục của phụ nữ còn bị giám sát bởi giám hộ nam, thường là một người họ hàng thân thiết là nam giới. Nếu không kiểm soát tốt trang phục của nữ giới trong gia đình, họ có thể bị triệu tập để gặp các quan chức của bộ. Thậm chí có khả năng bị đưa ra tòa hoặc bị tạm giam trong 3 ngày. Phụ nữ có việc làm có thể bị sa thải.

Vào tháng 3/2022, Taliban đã đưa ra các hạn chế để ngăn phụ nữ lên các chuyến bay nội địa hoặc quốc tế mà không có "mahram" (giám hộ nam). Phụ nữ muốn đi du lịch đường dài bằng đường bộ chỉ nên được cung cấp phương tiện đi lại nếu có người thân là nam giới đi cùng.

Các quy tắc hiện hành không cấm phụ nữ đi du lịch một mình gần nhà của họ, nhưng một số người cho rằng các quy tắc về quyền giám hộ đang được áp dụng trên phạm vi rộng hơn nhiều. Taliban cũng yêu cầu phụ nữ không được đi xa nhà quá 72km mà không có giám hộ nam.

Tháng 11/2022, Taliban đã cấm hoàn toàn phụ nữ Afghanistan vào các công viên và hội chợ công cộng của thủ đô Kabul. 

Thanh Mai

Đậm vị quê hương với tôm ngâm mắm chua cay

Đậm vị quê hương với tôm ngâm mắm chua cay

Tôm “tê tái” là cách gọi vui của người dân Sóc Trăng về món tôm ngâm mắm chua cay.