Nơi nào kiểm soát đại dịch COVID-19 tốt nhất thế giới?

Dịch bệnh COVID-19 bùng phát khiến cả thế giới đảo lộn. Chỉ có số ít quốc gia đã và đang kiểm soát rất tốt dịch bệnh nhờ các giải pháp riêng của mình. Dưới đây là 5 quốc gia, vùng lãnh thổ phòng dịch hiệu quả nhất.

Đài Loan 

Tính đến đầu tháng 12, Đài Loan ghi nhận hơn 675 trường hợp nhiễm, 7 người chết. Trước khi virus corona được cảnh báo toàn cầu, Đài Loan đã thử nghiệm mô hình cách ly những du khách đến từ Vũ Hán, Trung Quốc.

Đài Loan đã nhìn thấy được nguy cơ dịch bệnh từ Trung Quốc đại lục nên hành động sớm, triển khai một chiến lược ngăn chặn, và đã được chứng minh là thành công nhất trên thế giới. 

Đài Loan còn sử dụng công nghệ để theo dõi các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh, và vẫn còn đang hoạt động đến tận hôm nay. Nếu một công dân có kết quả xét nghiệm dương tính, họ sẽ được cung cấp một khách sạn cách ly.

Đài Loan cũng duy trì một kho dự trữ khẩu trang, nhân viên y tế và năng lực phòng thí nghiệm, để xử lý mọi đợt bùng phát dịch.

Đài Loan phát hiện và  phòng dịch  từ rất sớm.
Đài Loan phát hiện và phòng dịch từ rất sớm.

Trước đại dịch COVID-19 , sự bùng phát dịch SARS năm 2003 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến Đài Loan, khiến nước này có nhiều ca nhiễm thứ ba trên thế giới. Đài Loan đã tăng cường công tác chuẩn bị cho đợt dịch tiếp theo, bao gồm thiết lập mạng lưới phòng chống bệnh truyền nhiễm và tổ chức các cuộc diễn tập hàng năm tại các bệnh viện.

Vào tháng 10, Đài Loan đã đạt kỷ lục 200 ngày không có ca nhiễm COVID-19 trong nước. Nhưng sau đó số người nhiễm bệnh tăng cao.

Hầu hết các trường hợp này là từ những người đến từ Indonisia, vì vậy Đài Loan đã tiến hành xét nghiệm  trên tất cả các công nhân nhập cư Indonesia đang cách ly tại các trung tâm cách ly. 

Áp dụng chiến lược này có nghĩa là Đài Loan đã có thể ngăn chặn sự bùng phát, đây mà một ví dụ cho thấy Đài Loan luôn đi trước dịch COVID-19 một bước.

New Zealand 

Đến đầu tháng 12, New Zealand  ghi nhận hơn 2.059 ca nhiễm, 25 trường hợp tử vong . New Zealand đã không lãng phí thời gian trong việc ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 ở đất nước của mình. 

Ngay khi dịch bùng phát, Bộ Y tế nước này thành lập Trung tâm Điều phối Y tế Quốc gia (NHCC), để ứng phó với ổ dịch. Một lệnh về bệnh truyền nhiễm và các bệnh đáng chú ý đã được ban hành. Trong đó yêu cầu các bác sĩ y tế báo cáo bất kỳ trường hợp nghi ngờ nào. Đây là hàng rào bảo vệ đầu tiên đối với New Zealand. 

Các hạn chế đi lại đến và đi từ các quốc gia khác đã được áp dụng ngay từ tháng 2. Khi dịch bệnh leo thang, New Zealand đã nhanh chóng tăng mức độ giản cách xã hội và hạn chế đi lại, đạt đến mức đóng cửa toàn quốc.

New Zealand thực hiện  giãn cách xã hội  chống dịch rất kiên quyết.
New Zealand thực hiện giãn cách xã hội chống dịch rất kiên quyết.

9 tháng kể từ lần đóng cửa đầu tiên, quốc gia này vẫn nhanh chóng phản ứng với các trường hợp. Ví dụ như các nhà chức trách y tế đã đóng cửa một phần thành phố trung tâm Auckland, yêu cầu công nhân trong thành phố ở nhà sau khi chỉ một học sinh bị nhiễm COVID-19.

Iceland 

Đất nước này từ thời điểm bùng phát dịch đến cuối năm 2020 ghi nhận hơn 5.392 trường hợp mắc COVID19, 26 trường hợp tử vong.

Thành công của Iceland một phần đến từ dân số ít, chỉ khoảng 364.000 người, nhưng sự cảnh giác và hành động sớm cũng là chìa khóa để giảm thiểu số ca mắc bệnh. 

Các quan chức y tế đã gấp rút vào cuộc để ngăn chặn sự lây lan sớm hơn hầu hết các quốc gia, trong khi chính phủ nhanh chóng xây dựng một đội theo dõi tiếp xúc. 

Nhóm này sẽ phỏng vấn những người có chẩn đoán có khả năng nhiễm và theo dõi những người mà họ đã tiếp xúc. Do đó, quốc gia này đã không phải đối mặt với một trong những cuộc đóng cửa quy mô lớn như trên toàn thế giới.

Một lý do lớn khác khiến Iceland thành công là vì mọi người thực sự tuân thủ quy định ở nhà chống dịch. Nếu một người bị nghi ngờ nhiễm virus, họ được yêu cầu ở trong nhà, trong khi chính phủ đài thọ toàn bộ tiền lương của cá nhân đó. 

Sau khi mở cửa biên giới vào mùa hè, Iceland chứng kiến ​​số ca mắc bệnh tăng đột biến, từ 1 lên 55 ca trong một tuần. Chính phủ đã kiểm tra, truy tìm và kiểm dịch rộng rãi, cũng như các hạn chế mới và nhấn mạnh vào việc đeo khẩu trang để chống lại sự gia tăng đột biến này. Các nhà nghiên cứu đã ca ngợi chiến dịch của đất nước này. 

Việt Nam

Với hơn 1.414 trường hợp nhiễm bệnh, 35 người chết tính đến cuối tháng 12, Việt Nam là một trong số it những nước phòng chống dịch COVID-19 tốt.

Khi trường hợp nhiễm COVID-19 đầu tiên được xác nhận tại Việt Nam vào ngày 23/1, Việt Nam đã khẩn cấp lập kế hoạch phòng dịch giữa lúc các quốc gia khác còn đang xem xét có nên phòng ngừa dịch bệnh không.

Việt Nam đưa ra các hạn chế đi lại, giám sát chặt chẽ và cuối cùng là đóng cửa biên giới với Trung Quốc, đồng thời tăng cường kiểm tra sức khỏe ở biên giới.

Các trường học đã đóng cửa khi dịch bùng phát. Một hoạt động truy tìm dấu vết người nhiễm bệnh trên rộng lớn và tốn nhiều công sức đã được tiến hành ngay lập tức.

Việt Nam là số ít các quốc gia được quốc tế đánh giá rất cao về phòng chống dịch COVID-19  hiệu quả .
Việt Nam là số ít các quốc gia được quốc tế đánh giá rất cao về phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả .

Các chuyên gia cho rằng, không giống như các quốc gia khác đang chứng kiến ​​tình trạng lây nhiễm trên quy mô lớn, Việt Nam nhìn thấy một cửa sổ nhỏ để hành động sớm và thành công.

Chiến lược của Việt Nam đã hoạt động rất hiệu quả cho đến tháng 7, trước khi đợt bùng phát COVID-19 ở Đà Nẵng dẫn đến hơn 450 trường hợp nhiễm bệnh chỉ trong thời gian ngắn. Chính phủ đã sẵn sàng ứng phó và quyết định sơ tán khoảng 80.000 du khách trong thành phố, đồng thời quyết liệt thực hiện lệnh giản cách xã hội, khoanh vùng dập dịch nhanh chóng.

Singapore 

Singapore ghi nhận 58.218 ca nhiễm COVID-9 trong đó chỉ 29 ca tử vong. Sự chuẩn bị kịp thời, thử nghiệm tích cực và một chút may mắn đã giúp đảo quốc sư tử hạn chế tác động tiêu cực của COVID-19. Dân số tương đối nhỏ của thành phố với 5,7 triệu người và trải nghiệm của SARS vào năm 2003, đã giúp họ có ưu thế phòng dịch khi COVID-19 bùng phát.

Chính phủ thắt chặt kiểm soát biên giới gần như ngay lập tức sau khi dịch bệnh bùng phát lần đầu ở Trung Quốc, đồng thời đưa ra chiến lược truyền thông công khai rõ ràng.

Mặc dù có số ca mắc cao, nhiều người đã đặt câu hỏi tại sao tỷ lệ tử vong của Singapore lại thấp như vậy. Leong Hoe Nam, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, cho biết độ tuổi trung bình của dân số đã làm “loãng” tỷ lệ tử vong của đất nước, vì hầu hết các trường hợp mắc mới ở Singapore là những người trẻ tuổi.

Trên thực tế, hơn 90% trường hợp gần đây của Singapore là lao động nước ngoài lương thấp sống trong ký túc xá.

Gần đây hơn, chính phủ Singapore đã thông báo rằng học sinh trên 7 tuổi phải sử dụng ứng dụng theo dõi liên lạc hoặc thiết bị đeo của thành phố từ tháng 12 trở đi. Hy vọng rằng điều này sẽ chống lại sự lây truyền COVID-19 cho các thành viên lớn tuổi trong gia đình.

VIÊN VIÊN

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương