Sau cuộc gặp thượng đỉnh, mối quan hệ Mỹ - Trung có thay đổi?

Tại cuộc họp trực tuyến giữa Mỹ và Trung Quốc vừa diễn ra mới đây, giới quan sát dễ dàng nhận thấy rằng, ông Tập Cận Bình và Tổng thống Joe Biden đã cố gắng tỏ ra “thân mật”.

Tuy nhiên, qua những gì mà hai bên thể hiện trong và sau cuộc gặp, người ta nhận ra rằng, vẫn còn nhiều khác biệt lớn giữa hai siêu cường.

000_was6225772.jpg
TT Joe Biden với Tập Cận Bình trong một cuộc gặp tại Los Angeles vào năm 2012. Ảnh: AFP / Frederic J Brown

Nếu cần một thước đo để xác định mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc thay đổi như thế nào theo thời gian, chúng ta cần quay lại hội nghị thượng đỉnh đầu tiên ng giữaTổng thống Richard Nixon và Mao Trạch Đông vào năm 1972.

Và sau hội nghị đó, không ai có thể ngờ rằng bắ đầu từ thế hệ kế tiếp, hai nước bắt đầu rơi vào thế cạnh tranh chiến lược. Họ cũng không thể đoán trước rằng, Trung Quốc sẽ vượt lên về mặt kinh tế để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Về cách thức gặp nhau, sau buổi tiếp kiến ​​long trọng mà Mao Trạch Đông dành cho Nixon tại Bắc Kinh nửa thế kỷ trước, cách tổ chức của các thế hệ tiếp theo hoàn toàn khác xa và đây là một điều có lẽ vào thời điểm đó không ai ngờ tới.

Cũng giống như mọi lần, các hội nghị sau đó đều thừa nhận “chính sách một Trung Quốc” và gạt vần đề Đài Loan sang một bên, điều mà Nixon và Thủ tướng Trung Quốc đều thừa nhận bằng Thông cáo chung Thượng Hải được ký kết năm 1972.

Trong cuộc thảo luận trực tuyến với ông Tập diễn ra vào hôm 15/11, TT Biden nhắc lại việc Mỹ chấp nhận “một Trung Quốc” và đồng thời tái khẳng định Washington tôn trọng hiện trạng ở eo biển Đài Loan và không chấp nhận bị thay đổi bằng vũ lực.

Mặc dù còn quá sớm để nói về việc thiết lập lại quan hệ Mỹ-Trung, nhưng một kết luận hợp lý là, ông Biden và ông Tập ít nhất đã đưa mối quan hệ trở lại đúng hướng sau thời kỳ hỗn loạn dưới thời của cựu Tổng thống D. Trump.

nixon.jpg
Mao Trạch Đông chào mừng Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon đến Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh vào ngày 22/2/1972. Nixon kêu gọi Trung Quốc cùng Hoa Kỳ tham gia một cuộc ‘tuần hành lâu dài cùng nhau’ trên những con đường khác nhau dẫn tới hòa bình thế giới. Ảnh: AFP / Xinhua

Nhận xét từ hai phía về cuộc gặp kéo dài hơn ba giờ rưỡi đã chỉ ra rằng, không có nhiều điều đáng để bàn bạc và cả hai đều nhấn mạnh sự cần thiết phải đối thoại liên tục.

Một bản tin của Nhà Trắng chỉ ra rằng, TT Biden đã nhấn mạnh sự phản đối mạnh mẽ của Hoa Kỳ đối với nỗ lực của Trung Quốc nhằm tăng cường sức ép lên chính quyền Mỹ.

Tổng thống Biden nhấn mạnh, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bảo vệ các lợi ích và giá trị của mình, đồng thời cùng với các đồng minh và đối tác đảm bảo các quy tắc trong thế kỷ 21, thúc đẩy một hệ thống quốc tế tự do, cởi mở và công bằng.

Đối với các quốc gia đồng minh, trong đó có Úc, phát biểu này đáng được hoan nghênh trong bối cảnh quan hệ giữa Canberra và Bắc Kinh đang rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.

Ngoài ra, cũng tại cuộc gặp trực tuyến này, ông Biden cũng kêu gọi hợp tác nhiều hơn để tránh xung đột có thể xảy ra.

Tổng thống Biden nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro chiến lược và lưu ý sự cần thiết của các hành lan hợp lý để đảm bảo rằng sự cạnh tranh không trở thành xung đột […]

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh cho biết “cuộc họp này diễn ra trên diện rộng, có chiều sâu, thẳng thắn, mang tính xây dựng, thực chất và hiệu quả”.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc dẫn lời ông Tập mô tả cuộc hội đàm là một “kỷ nguyên mới” trong đó các nguyên tắc “tôn trọng lẫn nhau, chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi”.

Cả lời nói của Biden và Xi đều cho thấy, cả hai đều mong muốn cải thiện mối quan hệ thông qua việc liên lạc thường xuyên hơn.

Nhận xét của ông Biden trước khi hai nhà lãnh đạo bắt đầu cuộc hội đàm cho thấy ông muốn thiết lập một mối quan hệ ít gây chiến hơn.

TT Biden nói: “Với tư cách là các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Hoa Kỳ, chúng ta có trách nhiệm đảm bảo rằng sự cạnh tranh giữa 2 nước chúng ta không trở thành xung đột dù có chủ đích hay ngoài ý muốn, chứ không phải là cạnh tranh đơn giản, thẳng thắn”.

Ông Tập đáp lại bằng cách gọi Biden là “bạn cũ” và bày tỏ mong muốn “làm việc với ngài, thưa ngài Tổng thống, để xây dựng sự đồng thuận, thực hiện các bước tích cực và đưa quan hệ Trung - Mỹ tiến lên theo hướng tích cực”.

Những tình cảm trên được hai bên thể hiện có thể coi là “không hơn không kém” so với những gì có thể mong đợi trong trao đổi giữa 2 nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Trung Quốc trong một hội nghị thượng đỉnh.

Nhưng ít nhất có khả năng một mối quan hệ mang tính xây dựng hơn sẽ xuất hiện từ những cuộc nói chuyện này.

china-liaoning-aircraft-carrier-south-china-sea-pla-navy.jpg
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc trong một cuộc tập trận ở Biển Đông ngày 18/4/2018. Ảnh: AFP / Getty Images

Trong một thế giới phức tạp mà cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều đang phải đối mặt với những thách thức to lớn trong nước, thì mối quan hệ đi vào vòng xoáy cũng chẳng có lợi ích gì.

Thật vậy, họ vì lợi ích tập thể mà xuất hiện một mối quan hệ khả thi hơn. Thỏa thuận giữa Washington và Bắc Kinh tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 gần đây về hoạt động mang tính xây dựng đối với các mục tiêu khí hậu là một ví dụ về kiểu hợp tác phục vụ lợi ích của nhau.

Tuy nhiên, sẽ là vô cùng ngây thơ nếu tin rằng thế giới sắp bước sang một giai đoạn mới và lành mạnh hơn sau cuộc hội đàm Biden-Tập. Nhiều khác biệt về cơ cấu giữa các cường quốc cạnh tranh đến mức không thể tránh khỏi của hai bên sẽ tiếp tục tạo ra mâu thuẫn về một loạt các vấn đề.

Điều đáng lo ngại nhất đối với Mỹ và các đồng minh đó là việc Trung Quốc tiếp tục phát triển quân đội, điều này bao gồm việc Trung Quốc bổ sung vào kho vũ khí hạt nhân và phát triển các tên lửa siêu thanh có khả năng kích hoạt trong không gian.

Sự phát triển này sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với uy thế quân sự của Mỹ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Việc Trung Quốc tăng cường quân sự ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, bất chấp sự đảm bảo của ông Tập với cựu Tổng thống Barack Obama rằng, ý định của Bắc Kinh là lành mạnh, thể hiện mối quan tâm đáng kể đối với Mỹ và các đồng minh, bao gồm cả Úc.

Việc Trung Quốc sử dụng các khả năng không gian mạng của mình theo cách khiêu khích là một nguyên nhân khác gây lo ngại. Hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của nước này ảnh hưởng nặng nề đến quan hệ với Washington và sự vi phạm nhân quyền cũng là một lực cản nghiêm trọng khác đối với mối quan hệ giữa 2 nước.

Như tất cả những gì đã nói, ngoại giao cá nhân giữa Tập và Biden có thể giúp làm dịu một số khía cạnh "thô ráp" trong mối quan hệ giữa 2 nước trong thời gian qua.

Và điều nay - mối quan hệ cá nhân giữa ông Tập và TT Biden - rất khó hòa giải sự khác biệt trong mối quan hệ căng thẳng giữa 2 cường quốc hàng đầu thế giới trong một sớm một chiều. Đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc, với tư cách là một cường quốc đang lên, vẫn đang tiếp tục gây khó khăn cho Mỹ và các đồng minh trên nhiều mặt trận khác nhau.

NGUYỄN MINH

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương