Sức hút của bất động sản là rất lớn

Ngay khi các địa phương mở cửa trở lại nền kinh tế, mức độ quan tâm tìm kiếm đất nền và nhà ở của người dân tăng vọt. Xu hướng hiện nay là đầu tư vào đất nền vùng ven do nguồn cung đất sạch khu vực trung tâm đã cạn kiệt. Hơn nữa, đất nền vốn có biên độ sinh lời cao, thanh khoản tốt, cho nên tỷ lệ đầu tư luôn cao hơn so với các phân khúc khác.

Các phân khúc bất động sản du lịch, bất động sản công nghiệp cũng sẽ được chú ý khi vắc-xin Covid-19 tiếp tục được phủ rộng hơn, tạo tâm lý yên tâm để đón đầu nhu cầu du lịch, giao thương… ngày một gia tăng. Thực tế, thị trường cũng đang ấm nóng trở lại bởi người dân chấp nhận sống chung với dịch để phát triển kinh tế.

Dưới góc độ là đơn vị nghiên cứu thị trường, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc Batdongsan.com.vn nhấn mạnh, nhu cầu đầu tư địa ốc của người dân trong năm 2022 là rất lớn. Khảo sát nhanh 1.000 người mua nhà của trang tin này cho thấy, 92% số người phản hồi cho biết sẽ tiếp tục đầu tư vào bất động sản trong năm nay, trong đó 77% có mục đích sở hữu thêm nhà đất, chỉ 23% mua để thay thế; 44% sẽ đầu tư trong 1-2 năm tới và 32% đầu tư trong 3-5 năm nữa.

Về sản phẩm đầu tư, theo ông Quốc Anh, bên cạnh đất nền, chung cư cũng được quan tâm nhiều, bởi có mức độ phục hồi rất ấn tượng kể từ đầu năm 2021 và xu hướng này được dự báo sẽ còn duy trì trong năm 2022, khi nguồn cung và mặt bằng giá chung cư đều tăng. Thực tế, giá chung cư đã tăng trung bình 2-8% ở mọi phân khúc trong năm qua. Dữ liệu của Batdongsan.com.vn cũng cho thấy, thời điểm cuối năm 2021, lượng người tìm kiếm thông tin quy hoạch tăng mạnh trở lại, đạt 80% so với hồi đầu năm - thời điểm thị trường xuất hiện cơn sốt đất. Việc giá nhà liên tục tăng trong năm 2021 tạo thành nền giá mới cho năm 2020.

Một nguyên nhân nữa khiến chung cư được nhiều người lựa chọn “bỏ tiền”, theo bà Minh Anh, còn do người mua không cần thanh toán ngay toàn bộ giá trị căn nhà mà theo tiến độ dự án, đồng thời tổng giá trị đầu tư cũng không quá lớn so với các sản phẩm khác như biệt thự, nhà phố. Đưa ra lời khuyên cho nhà đầu tư khi tham gia thị trường bất động sản trong thời gian tới, TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao, Savill Việt Nam cho rằng, với người mua nhà để thì thời điểm hiện tại là phù hợp, bởi mặt bằng lãi vay vẫn đang duy trì ở mức thấp và nhiều chủ đầu tư tung ra nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn.

Với nhu cầu đầu tư, theo ông Khương, người mua nhằm mục đích kiếm lời ngắn hạn cần tính toán kỹ lưỡng phương án kinh doanh và giảm bớt kỳ vọng lợi nhuận cao, bởi việc “lướt sóng” giai đoạn hiện nay không còn dễ dàng như những năm trước. “Bất động sản nhà ở khó có thể giảm vì nguồn cung ở các đô thị lớn khan hiếm. Tất nhiên, cũng cần lưu ý đến tính thanh khoản, bởi khi rủi ro xảy ra thì tính thanh khoản của sản phẩm là quan trọng nhất. Do vậy, cần phải thận trọng khi lựa chọn sản phẩm và nên giảm thiểu sử dụng đòn bẩy tài chính để tránh áp lực trả nợ khi thanh khoản kém, bởi trên thực tế, nhiều trường hợp tiền lãi phải trả còn lớn hơn mức độ tăng giá”, ông Khương nói.

Theo thông lệ, cận Tết Nguyên đán thường là cao điểm của dòng tiền kiều hối về Việt Nam, năm nay một trong những tín hiệu tích cực là bất chấp ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nhưng lượng kiều hối không hề giảm mà còn tăng so với cùng kỳ.

Cụ thể, theo thống kê của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, lượng kiều hối về Việt Nam năm 2021 ước đạt 12,5 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2020. Trong số đó, lượng kiều hối gửi qua các tổ chức tín dụng khoảng 7%, các công ty kiều hối 28%, qua bưu điện 2%... Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, kiều hối của Việt Nam trong 2 năm dịch bệnh Covid-19 vẫn tăng trưởng, bất chấp xu hướng giảm chung của thế giới.

Bên cạnh số liệu thống kê do Ngân hàng nhà nước công bố thì trước đó, ngân hàng Thế giới (WB) và tổ chức hợp tác quốc tế về người di cư KNOMAD dự báo Việt Nam đứng thứ tám thế giới và đứng thứ ba trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương về lượng kiều hối trong năm 2021. Theo tổ chức này, lượng kiều hối về Việt Nam trong năm nay ước tính ở mức 18,1 tỷ USD, cao hơn mức 17,2 tỷ USD năm 2020, khi Việt Nam xếp thứ 11 thế giới về lượng kiều hối.

Theo nhận định của các chuyên gia, thời điểm cuối năm là lúc dòng kiều hối chuyển về nước cao nhất, kéo theo các hoạt động giao dịch bất động sản cũng sôi động hơn. Thế nhưng thay vì đổ về các thành phố lớn, hiện dòng tiền này đang chảy về các thị trường mới giàu tiềm năng, nổi bật với loại hình bất động sản nghỉ dưỡng, đất nền vùng ven. Chẳng hạn tại thị trường trọng điểm TP. Hồ Chí Minh, trong năm 2021, theo nghiên cứu thị trường của Savills Việt Nam, kiều hối đổ vào thị trường BĐS tại TP. Hồ Chí Minh ước đóng góp khoảng 20% lượng giao dịch phân khúc căn hộ và 4% lượng giao dịch phân khúc biệt thự, nhà phố. Cũng theo nghiên cứu trên nhiều năm qua, lượng kiều hối đổ vào BĐS TP. Hồ Chí Minh liên tục giữ đà tăng.

Theo các chuyên gia, dòng tiền kiều hối đầu tư vào bất động sản không chỉ trong dịp cận tết Nguyên đán mà cả trong năm 2022 sẽ còn tăng mạnh trong bối cảnh các kênh đầu tư khác như vàng, trái phiếu hay sản xuất kinh doanh vẫn có xu hướng giảm trong khi thị trường bất động sản lại liên tục sôi động.

Tổng Hợp