Tác giả Minh Thi: Tôi tự thiết kế cuộc sống của mình

Đi du học, và ra mắt cuốn sách “Tôi bỏ quên tôi ở nước Anh”, cô gái trẻ Minh Thi gieo vào lòng độc giả những cảm xúc rất thật của một thế hệ trẻ, “lạc lõng” khi sống ở Việt Nam, thích khám phá và chinh phục cái khó.

Tôi thích gặm nhấm sự cô đơn

Ở Việt Nam, cô thấy mình là người như nào? Dễ hòa đồng, ở đâu cũng sống được, hay vì quá chán, chẳng biết làm gì thì đi học?

Thú thực, đôi khi tôi cảm thấy lạc lõng khi sống ở Việt Nam. Bố mẹ tôi khá chiều tôi, tôi lại có nhiều bạn tốt… Chỉ là tôi cảm thấy con người mình, với phong cách sống kiểu “chủ nghĩa cá nhân” thì không hợp sống ở xã hội Việt Nam cho lắm.

Ví dụ tôi không thích việc ở đây người ta quá quan tâm đến chuyện mình bao nhiêu tuổi, mình có chồng chưa, tại sao mình chưa kết hôn, tại sao không có con. Sự thiếu tôn trọng cuộc sống riêng tư và môi trường ô nhiễm ở Việt Nam khiến tôi thấy mệt mỏi và muốn tìm đến một môi trường khác… Hơn nữa, tôi là người thích khám phá cái mới và chinh phục cái khó.

Sự thiếu tôn trọng cuộc sống riêng tư và môi trường ô nhiễm ở Việt Nam khiến tôi thấy mệt mỏi và muốn tìm đến một môi trường khác…
Sự thiếu tôn trọng cuộc sống riêng tư và môi trường ô nhiễm ở Việt Nam khiến tôi thấy mệt mỏi và muốn tìm đến một môi trường khác…

Có vẻ như sự cô đơn có vẻ lấn át mọi thứ, một mình đi lang thang trong thành phố, nhận ra mình có một "nhịp - độ - chậm - rãi"?

Quả có vậy. Tôi thích đi du lịch một mình vì tôi yêu cái cảm giác “một mình trong thành phố lạ.” Tôi thích cái cảm giác bỡ ngỡ khi lần đầu đến một miền đất mới và khám phá những điều mới mẻ với nhịp độ của riêng mình. Đi du lịch một mình giúp người ta quan sát mọi thứ với con mắt tinh tế hơn. Tôi thích gặm nhấm cả sự cô đơn. Tôi tin rằng cô đơn giúp người ta trở nên sâu sắc hơn.

Có vẻ các bài viết về học bổng, du học của cô rất hấp dẫn độc giả, nhưng tôi quả là chưa thấy ai thẳng toẹt như cô: Ý như kiểu tôi chẳng phải đứa học giỏi toàn phần, thậm chí là học hệ B, và tôi chỉ học tốt những gì tôi thích…

Tôi chia sẻ chuyện ngày xưa mình học hành ở mức trung bình vì muốn động viên các bạn trẻ còn đang ngồi trên ghế nhà trường cũng như các bậc phụ huynh lo lắng về tương lai con em mình. Vì tôi liên tiếp nhận được học bổng thạc sĩ rồi tiến sĩ ở nước ngoài, nên nhiều người nghĩ chắc tôi phải là kiểu “con ngoan trò giỏi” điển hình. Nhưng tôi chỉ khá lên dần dần sau khi lên đại học, theo chuyên ngành tiếng Anh, rồi sau đó đi làm báo - vì đó là những thứ tôi có thể làm tốt.

Chương trình học phổ thông của Việt Nam đòi hỏi học sinh phải học giỏi toàn diện, và điều đó là bất khả đối với mẫu người như tôi - chỉ ham học cái mình thích. Tôi mong các bậc phụ huynh tìm cách phát hiện những điểm mạnh của con em mình và tạo điều kiện để các em phát huy những điểm mạnh ấy, từ đó tìm ra đam mê và con đường sự nghiệp phù hợp… chứ không phải chăm chăm ép con mình giỏi toàn diện hay theo học những ngành nghề mà các em không thích, hay chăm chăm chỉ trích điểm yếu của các em (vì hầu như ai cũng có điểm yếu, hiếm người nào giỏi tất cả). Tôi tin rằng nếu bạn quyết tâm theo đuổi đam mê, trời sẽ không phụ bạn.

Ngày xưa mình học hành ở mức trung bình vì muốn động viên các bạn trẻ còn đang ngồi trên ghế nhà trường cũng như các bậc phụ huynh lo lắng về tương lai con em mình... 
Ngày xưa mình học hành ở mức trung bình vì muốn động viên các bạn trẻ còn đang ngồi trên ghế nhà trường cũng như các bậc phụ huynh lo lắng về tương lai con em mình... 

Sống tận hưởng

Một ngày của cô thường như nào?

Ngủ và nghiên cứu.

Có bao giờ sự chán chường tràn ngập trong cô?

Nhiều lúc. Tôi cũng là một người bình thường mà.

Khi viết cuốn nước Anh này, điều mà cô muốn làm lại nhất là gì?

Đi nhiều hơn nữa. Và yêu nhiều hơn.

Tại sao?

Mỗi lần đọc lại chương cuối “Một chuyện tình”, nhìn lại mối quan hệ đã qua, tôi nghĩ đáng lẽ mình phải yêu nhiều hơn, cho đi nhiều hơn thay vì phòng thủ và sợ tổn thương. Tôi coi đó là bài học kinh nghiệm cho mình: dù có bị tổn thương thế nào, vẫn nên yêu thật nhiều.

Quan niệm kiểu Việt Nam luôn cho rằng con gái là phái yếu nên hay chịu thiệt thòi, vì thế không nên cho đi quá nhiều trong tình yêu. Thế nhưng giờ đây khi nghĩ lại, tôi cho rằng đó là một quan niệm sai lầm. Làm gì có ai không yếu đuối? Đàn ông cũng cần được yêu, nhưng đó nên là một tình yêu nhiều bao dung và trân trọng, chứ không phải tình yêu điên cuồng nhưng đòi hỏi.

  Khi viết cuốn nước Anh này, điều mà cô muốn làm lại nhất là gì?: Đi nhiều hơn nữa. Và yêu nhiều hơn.

Khi viết cuốn nước Anh này, điều mà cô muốn làm lại nhất là gì?: Đi nhiều hơn nữa. Và yêu nhiều hơn.

Có điều nào muốn viết mà không thể viết vì e sợ một định kiến?

Thực ra tôi đang ấp ủ viết một cuốn sách về bệnh trầm cảm, trong đó có hé lộ những khoảng thời gian u ám nhất trong cuộc đời mình một cách trần trụi nhất và chia sẻ những câu chuyện và bài học đắt giá của một số bạn bè. Tôi không quá e sợ định kiến mà chỉ sợ những người thân thiết với mình đọc được thì sẽ buồn, và quan trọng là tôi sợ phải đối diện với những nỗi đau khổ trong quá khứ của chính mình. Tôi vẫn đang cân nhắc đề tài này vì đây là một chủ đề hay và giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng.

Một số câu chuyện cô chia sẻ khá hay ví dụ những buổi hẹn hò, đàn ông, và sex và một Minh Thi có vẻ rất... thận trọng?

So với nhiều bạn gái ở Việt Nam, nhất là các cô gái Hà Nội, có lẽ tôi là người có quan niệm khá thoáng về sex. Tuy nhiên, so với nhiều phụ nữ phương tây, có vẻ như tôi vẫn là một người khá thận trọng. Tôi muốn tìm kiếm một mối quan hệ lâu dài, hoặc ít nhất là có ý nghĩa, nên tôi không thích những người đàn ông phương tây tiếp cận mình một cách quá vồ vập và thiếu chân thành, ví dụ như mới gặp nhau đã rủ về nhà để.. have fun. Nhưng nếu gặp được người đàn ông chân thành mà tôi có cảm tình, tôi sẵn sàng mở lòng.

 Tôi theo quan điểm của nhân vật chính trong tiểu thuyết “Người xa lạ” của Albert Camus: Cuộc sống chẳng có ý nghĩa gì hết. 
 Tôi theo quan điểm của nhân vật chính trong tiểu thuyết “Người xa lạ” của Albert Camus: Cuộc sống chẳng có ý nghĩa gì hết. 

Ý nghĩa cuộc sống của cô là gì?

Nói thế này hơi kỳ nhưng tôi theo quan điểm của nhân vật chính trong tiểu thuyết “Người xa lạ” của Albert Camus: Cuộc sống chẳng có ý nghĩa gì hết. Tôi không thích hô hào về lẽ sống, hay về ý nghĩa của sự tồn tại, càng không thích tung hô tuổi trẻ, thanh xuân.

Tôi còn nhớ trong một bài phỏng vấn, Giáo sư Ngô Bảo Châu có chia sẻ rằng ông muốn sống để khi chết đi không để lại dấu vết. Tôi thích triết lý đó. Tôi vẫn thường nghĩ, cuộc đời con người tưởng như dài mà lại rất ngắn nếu so với cái vô hạn, vô tận của vũ trụ. Ta sống hôm nay nhưng khi ta chết, cả kiếp sống của ta chỉ như hạt bụi bay. Mình chẳng hề quan trọng như mình nghĩ. Tôi không hề bị ám ảnh bởi suy nghĩ mình phải trở thành một danh nhân, một người được ngưỡng mộ đời đời, được ghi nhớ mãi mãi. Tôi chỉ mong trong lúc mình đang sống, mình tận hưởng trọn vẹn những điều tuyệt vời trong cuộc sống, không làm điều ác để phải ăn năn, hối tiếc, và làm điều có ích cho cộng đồng.

Minh Thi tốt nghiệp thạc sĩ ngành Truyền thông Toàn cầu tại Đại học Westminster, London nhờ học bổng Chevening của Bộ Ngoại giao Anh. Nhiều năm làm báo và dịch sách, tham gia giảng dạy về văn hóa và truyền thông, hiện nghiên cứu về văn hóa. Giành học bổng tiến sĩ toàn phần của Đại học Victoria Wellington, New Zealand. Yêu thích du lịch và đã đi trên 30 nước, ra sách “Tôi bỏ quên tôi ở nước Anh”

Codet Hanoi

Hai vợ chồng Ty Bollinger đi khắp thế giới tìm tư liệu viết sách và làm phim về ung thư

Hai vợ chồng Ty Bollinger đi khắp thế giới tìm tư liệu viết sách và làm phim về ung thư

Sau gần 10 năm nghiên cứu, thống kê, Ty M. Bollinger – cựu vận động viên thể hình, cha của 4 đứa con đã xuất bản “Cancer – Step Outside The Box”.