Trong kho tàng sách vở của nhân loại, có những tác phẩm là sản phẩm 100% của trí tưởng tượng, nhưng lại ảnh hưởng mạnh mẽ đến thế giới, thậm chí, mức độ ảnh hưởng và hấp dẫn của nó có thể tồn lưu cả vài nghìn năm. Sơn Hải Kinh chính là một cuốn sách như thế.
Niên đại của cuốn sách được hình thành này khoảng trước 4000 năm xưa, chép định trong khoảng thời gian 2000 – 2500 năm trước. |
Theo lời của dịch giả Nguyễn Đức Vịnh, cuốn Sơn Hải Kinh Đồ được dịch và lần đầu tiên xuất bản tại Việt Nam dựa theo nguyên bản in kèm trong tập Tăng bổ hội tượng Sơn Hải kinh quảng chú của tác giả Ngô Nhâm Thần, xuất bản vào năm Càn Long thứ 51 đời nhà Thanh, tức 1786 theo Tây lịch, bản in của Kim Xương thư nghiệp đường, lưu trữ tại Thư viện Đại học Harvard Mỹ.
"Sơn Hải Kinh” là cuốn kỳ thư từ thời xa xưa, truyền từ đời Chiến Quốc và được tổng hợp vào đầu đời nhà Hán, lưu truyền mãi đến nay, được công nhận là một bộ sách quý báu kỳ lạ.
Trong sách ghi chép về những loại thần linh nhiều đến hơn 450 loại, mỗi loại đều hình dạng quái lạ, thần thông quảng đại. Ghi chép lại ước chừng có nhiều đến hơn 40 nước địa phương, 550 tòa núi, khoảng 100 nhân vật lịch sử. Đó là trứ tác được bảo tồn hiện còn tư liệu thần thoại cổ đại thật tối đa, có thể xem là kho báu của thần thoại Trung Quốc thời thượng cổ.
"Sơn Hải Kinh” là cuốn kỳ thư từ thời xa xưa, truyền từ đời Chiến Quốc và được tổng hợp vào đầu đời nhà Hán, lưu truyền mãi đến nay, được công nhận là một bộ sách quý báu kỳ lạ. |
Toàn bộ sách có 18 quyển, chia làm hai loại lớn là Sơn Kinh và Hải Kinh, ước có 31000 chữ. Nội dung có phạm vi liên quan rất là rộng rãi, bao hàm các phương diện nội dung cả địa lý, lịch sử, thực vật, động vật, khoáng sản, y dược, quỷ thần, tế thờ, bộ lạc thị tộc... Tác giả cuốn sách này theo nguyên đề cho rằng đó là vua Hạ Vũ, Bá Ích, thực tế thì đây chẳng phải là tác phẩm của riêng một người hay một thời nào, mà có thể là sáng tác của nhiều người vô danh. Niên đại của cuốn sách được hình thành này khoảng trước 4000 năm xưa, chép định trong khoảng thời gian 2000 – 2500 năm trước.
Sơn Hải Kinh lại được coi là nguồn nguyên liệu để dựng nên cả nền thần thoại Trung Hoa, với những ngẫu vật đã đi sâu vào hệ thống tâm linh, văn hoá và cả một nền văn học huyền ảo... |
Sơn Hải Kinh là một bộ sách rất đặc biệt. Nó bao hàm nội dung về rất nhiều phương diện, từ địa lý, thiên văn, lịch sử, thần thoại, khí tượng cho tới động vật, thực vật, khoáng vật, y dược, tôn giáo, phát minh… nhưng được phủ nhiều màu sắc thần thoại, đến nỗi khi biên soạn Tứ Khố toàn thư, người ta đã nhận định rằng sách này “ba hoa về những chuyện thần tiên ma quái, không có gì là chân thực, thực là tổ của dòng tiểu thuyết vậy”.
Những nhận xét trên về Sơn Hải Kinh có từ thời nhà Thanh và nó đã giải thích tại sao Sơn Hải Kinh lại được coi là nguồn nguyên liệu để dựng nên cả nền thần thoại Trung Hoa, với những ngẫu vật đã đi sâu vào hệ thống tâm linh, văn hoá và cả một nền văn học huyền ảo từ Phong Thần Diễn Nghĩa, Tây Du Ký đến thế giới Tiên Hiệp hiện nay.
Sơn Hải Kinh cùng với Chu dịch và Hoàng Đế nội kinh được coi là Thượng cổ tam đại kỳ thư của Trung Quốc. |
Sơn Hải Kinh cùng với Chu dịch và Hoàng Đế nội kinh được coi là Thượng cổ tam đại kỳ thư của Trung Quốc. Không ai xác định được tác giả của Sơn Hải Kinh nhưng có thể đó là sản phẩm của nhiều người và trải dài qua nhiều thế hệ, từ thời Chiến Quốc đến thời Tây Hán (khoảng năm 575 TCN đến năm 206 TCN).
Tư Mã Thiên, trong Sử ký - Đại Uyển liệt truyện ông có lời rằng: “Còn về các loại quái vật được chép trong Vũ bản kỷ và Sơn hải kinh, ta không dám nói tới.” |
Nhắc đến Sơn Hải Kinh sớm nhất phải kể đến sử gia Tư Mã Thiên, trong Sử ký - Đại Uyển liệt truyện ông có lời rằng: “Còn về các loại quái vật được chép trong Vũ bản kỷ và Sơn hải kinh, ta không dám nói tới.”
Vũ bản kỷ tương truyền là một cuốn sách do người nước Sở làm ra vào thời Chiến Quốc, ghi chép công tích của vua Vũ, hiện đã thất truyền, duy Sơn hải kinh là may mắn được lưu truyền tới ngày nay.
Độ dài của Sơn Hải Kinh tuy chỉ hơn ba vạn chữ nhưng nội dung lại cực kỳ phong phú, bao hàm rất nhiều phương diện như địa lý, thiên văn, động vật, thực vật, y dược, tôn giáo, còn bảo lưu một lượng lớn tư liệu thần thoại của Trung Quốc, đặc biệt, Sơn hải kinh còn là tác phẩm sớn nhất trên thế giới có những ghi chép về các loại khoáng vật.
Sự tưởng tượng của tác giả rất phong phú, như trong thần thoại huyền bí và các truyền thuyết dân gian cổ đại. |
Điểm đáng chú ý nhất của Sơn Hải Kinh là mặt địa lý của cuốn sách này. Tuy không phải là một cuốn sách địa lý thuần túy, nhưng tính chất địa lý của Sơn hải kinh được đặt lên hàng đầu. Sách ghi chép lại đặc trưng địa lý của các vùng một cách tuần tự và mạch lạc, bao gồm đủ cả về địa lý tự nhiên và địa lý nhân văn.
Mảng địa lý được chia làm 2 phần theo như đúng tên gọi: Sơn (Núi) và Hải (Biển). Sách có ghi chép về rất nhiều ngọn núi, tên của mỗi ngọn núi đều được đặt theo địa mạo, hình dáng, vị trí trong các dãy núi, tài nguyên, khoáng sản, động thực vật đặc trưng của từng ngọ núi, dãy núi…
Phần tranh minh hoạ các loại động vật, chủng người kỳ dị trong Sơn Hải Kinh chính là phần hấp dẫn. |
Sông ngòi trong sách cũng được ghi chép chi tiết, các dòng sông hầu như đều được chép rõ điểm khởi nguồn và cuối cùng đổ về đâu, điểm khởi nguồn thường là các ngọn núi, nơi đổ vào thì cách đó rất xa, lại cũng có phân rõ sông nhánh, sông chính, mô tả rõ địa thế của khu vực.
Song hấp dẫn nhất là Sơn hải kinh có một lượng lớn ghi chép về những loại động vật thần kỳ, chủ yếu là các loài như chim, thú, rồng, rắn, chúng thường có những sức mạnh rất đặc biệt. Những loài động vật này tạo nên kho tàng thần thú phong phú cho thế giới Tiên Hiệp sau này.
Thần Si. Hình dáng mặt người mình thú, chỉ có một chân, một tay, tiếng kêu như tiếng người ta rên rỉ. |
Thêm vào đó, những kỳ thú, dị điểu trong Sơn Hải Kinh rất có thể chính là các loại tô tem của người cổ đại. Như ở Hải ngoại tây kinh có đoạn chép: “Nước Vu Hàm nằm về phía bắc chỗ Nữ Xú Chi Thi, người ở đấy tay phải cầm con rắn xanh, tay trái cầm con rắn đỏ.” Qua đó có thể thấy rắn có lẽ là tô tem của nước Vu Hàm.
Phần tranh minh hoạ các loại động vật, chủng người kỳ dị trong Sơn Hải Kinh chính là phần hấp dẫn. Sự tò mò háo hức của người đọc được thoả mãn với hàng trăm bức tranh được vẽ ở nhiều thời đại, và nhiều vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha, mô tả chính xác trí tưởng của người xưa về những kỳ thú, dị điểu.
Chim loan. Hình dạng như chim địch mà lại có hoa văn ngũ sắc, tên gọi là “loan”, một khi xuất hiện thì thiên hạ yên bình. |
Thần này có dạng mình hổ, mặt người mà vuốt hổ, cai quản chín bộ trên Thiên Đình cùng thời tiết tại vườn nuôi thú của Đế. |
Sơn Hải Kinh và Sơn Hải Kinh Đồ |
Có thể nói, đây chính là cuốn sách được giới mê mẩn truyện Tiên Hiệp, văn học thần thoại huyền ảo ở Việt Nam mê mẩn và đón chờ bởi nó chưa từng được chuyển ngữ, biên tập và xuất bản tại Việt Nam.
Sơn Hải Kinh được xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam ra mắt bạn đọc vào tháng 10/2019 với hai phiên bản: Sơn Hải Kinh với phần đầy đủ phần văn, chú giải, tranh minh hoạ (368 trang) và Sơn Hải Kinh đồ (116 trang) chỉ gồm phần tranh minh hoạ cùng tên của chủ đề bức tranh.
Sách Sơn Hải Kinh do dịch giả Nguyễn Đức Vịnh, nhà sách Tri Thức Trẻ và NXB Văn Học phối hợp thực hiện.
Từ sách đến phim ảnh, 'Mắt Biếc' dường như chưa bao giờ hết hot
'Mắt Biếc' vừa tung teaser đầu tiên cho bộ phim tình cảm lãng mạn do đạo diễn Victor Vũ chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.