Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, hưu trí vì dịch Covid-19

Bộ LĐ-TB&XH đã đề xuất 6 nhóm giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động trong tình hình dịch Covid-19 đang gây nhiều ảnh hưởng.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, có đến 15% doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô sản xuất, dẫn đến số lao động mất việc, giảm việc ngày càng tăng. Tính đến tháng 2/2020 số người thất nghiệp làm bảo hiểm thất nghiệp là 47.000 người, tăng 60% so với tháng 01-2020 (30.000 người) và tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái (gần 28.000 người)…

Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, hưu trí vì dịch Covid-19

Trước những khó khăn này, Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung cho biết ngày 18.3 vừa qua Bộ đã trình lên Thủ tướng Chính phủ đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong đó Bộ đề xuất 6 nhóm giải pháp như sau:

Một là chính sách BHXH, Bộ đề xuất tạm dừng đóng quỹ bảo hiểm hưu trí, tử tuất. Tập trung vào nhóm đối tượng là người lao động bị ngừng việc, thôi việc và doanh nghiệp có trên 50% lao động phải nghỉ việc, giãn việc, doanh nghiệp bị ảnh hưởng vì dịch Covid-19 từ 50% trở lên.

Bộ đề xuất mở rộng đối tượng này theo hưởng không chỉ phần trăm số lao động bị ảnh hưởng. Việc áp dụng có thể cho toàn bộ các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp bị ảnh hưởng 10%. Thời gian tạm dừng đóng BHXH là từ tháng 3 đến hết tháng 12-2020. Theo ước tính sẽ có khoảng 1,5 triệu đến 3 triệu người được hưởng lợi từ chính sách này; và 150.000 - 200.000 doanh nghiệp với kinh phí từ 25.000 - 49.000 tỉ đồng. Số tiền tạm ngừng đóng dự kiến là 12.800 tỉ đồng.

Hai là, tập trung miễn đóng hoàn toàn bảo hiểm thất nghiệp cho người bị mất việc, dừng việc do ảnh hưởng của Covid-19, thời gian cũng từ tháng 3 cho đến hết 12/2020.

Ba là, sử dụng kết dư của quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Trước đó quỹ được sử dụng cho việc đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề, người lao động, hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động để giữ chân người lao động... để khi tình hình ổn định người lao động quay trở lại làm việc. 

Bốn là, hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn, tập trung doanh nghiệp được hỗ trợ trả lương trong trường hợp cho người lao động nghỉ tạm thời để giữ chân người lao động đến khi ổn định. Bên cạnh đó là đề xuất cho doanh nghiệp vay để trả lương, bảo hiểm, chi trợ cấp cho người lao động trong trường hợp mà người lao động phải thôi việc, mất việc

Ông Dung nhấn mạnh, nhà nước hỗ trợ cho vay nhưng không tính lãi, khi doanh nghiệp ổn định trở lại thì doanh nghiệp có trách nhiệm trả lại số tiền này.

Năm là, áp dụng chính sách tín dụng với người lao động, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ hợp tác, hợp tác xã... Đề nghị cho các loại hình này được vay vốn sản xuất, phục hồi sản xuất, hỗ trợ tìm nguyên liệu, vật liệu phụ liệu mới để tiếp tục tái tạo sản xuất, với lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo, tức vào khoảng 3,96%.

Sáu là, Bộ LĐ-TB&XH đã bàn với Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam có chính sách tạm hoãn đóng quỹ công đoàn cho các doanh nghiệp theo lộ trình phù hợp trong từng giai đoạn theo đúng đề xuất của các doanh nghiệp. 

Thanh Mai

Đang có hơn 50.000 lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, trong đó hơn 4000 người ở tâm dịch

Đang có hơn 50.000 lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, trong đó hơn 4000 người ở tâm dịch

Trong hơn 50.000 người Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc, trên 4.000 người ở Deagu và Bắc Gyeongsang - 2 địa phương tâm dịch Covid-19.