Thí nghiệm mới tiêm thẳng vi khuẩn vào cơ thể muỗi vằn nhằm ngăn chặn khả năng truyền virus sốt xuất huyết

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh do virus gây ra tăng nhanh trong những thập kỷ gần đây. Năm 2019, con số chạm kỷ lục.

Thông qua Chương trình Chống muỗi Thế giới (WMP), các nhà khoa học từ Đại học Monash, Australia và Indonesia đã tiến hành thử nghiệm kỹ thuật mới giúp tiêu diệt virus sốt xuất huyết tại khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. 

Họ đã tiêm vi khuẩn Wolbachia vào cơ thể muỗi vằn nhằm cản trở khả năng truyền virus sốt xuất huyết, tiêu diệt mầm bệnh. Vi khuẩn này cản trở khả năng truyền virus của côn trùng, bao gồm sốt xuất huyết, nhưng không gây ảnh hưởng đến quần thể muỗi hay hệ sinh thái. Kết quả được công bố trong tháng 8 vừa qua.

Thí nghiệm mới tiêm thẳng vi khuẩn vào cơ thể muỗi vằn nhằm ngăn chặn khả năng truyền virus sốt xuất huyết

Tại thành phố Yogyakarta, nơi cuộc thử nghiệm diễn ra, các ca sốt xuất huyết đđã giảm đáng kể so với những khu vực áp dụng các biện pháp thông thường. 

Các nhà khoa học đã thả muỗi mang vi khuẩn này vào 12 thành phố Yogyakarta trong vòng 7 tháng rồi theo dõi các ca nhiễm bệnh. Các bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sẽ được hỏi về thông tin nơi ở và địa điểm đã du lịch, được xét nghiệm chẩn đoán. Sau 2 năm tỷ lệ mắc sốt xuất huyết đã giảm 77 % tại các vùng thả muỗi Wolbachia. WMP cho biết vi khuẩn Wolbachia được tìm thấy trong tế bào của 60% côn trùng trên hành tinh, bao gồm cả bướm đêm và một số loài muỗi khác nhưng chúng không tồn tại tự nhiên trong cơ thể muỗi vằn.

Theo WHO, tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết tăng đáng kể trong thập kỷ qua, từ 1,2 triệu ca năm 2010 lên 4,2 triệu ca năm 2019. Nguyên nhân là do muỗi vằn có xu hướng sống gần khu đô thị và ngày càng cơ hội kiếm ăn sinh sản ở đây hơn; hai là biến đổi khí hậu đã mở rộng phạm vi hoạt động của muỗi xa hơn về phía bắc. Các yếu tố khác bao gồm quy hoạch đô thị kém, dịch vụ công và cơ sở hạ tầng như nước máy thiếu thốn. Việc đi lại, buôn bán ngày càng phát triển, tạo điều kiện môi trường cho muỗi vằn sinh sản tại các khu vực trước nay không có bệnh.

Theo WHO, trong số 390 triệu ca nhiễm sốt xuất huyết mỗi năm, ước tính chỉ khoảng 96 triệu ca có biểu hiện như buồn nôn, nôn mửa, phát ban, đau nhức cơ thể. Dù ít phổ biến, một số bệnh nhân nặng có thể bị chảy máu nghiêm trọng, suy tạng hoặc tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Ông Cameron Simmons, giám đốc WMP tại Châu Đại Dương, cho biết: "Cộng đồng nơi chúng tôi làm việc đã quen sống chung với bệnh sốt xuất huyết. Nhiều người dân đã nhiễm hoặc có người thân nhiễm sốt xuất huyết. Chúng tôi nhận thấy rằng một khi họ hiểu biện pháp Wolbachia và những gì chúng tôi cố gắng đạt được, họ sẽ ủng hộ nhiệt tình, mạnh mẽ".

Thanh Mai