Thị trường bất động sản sẽ đi về đâu sau đại dịch COVID-19?

Các nhà đầu tư có xu hướng chuyển sang kênh đầu tư nào khi thị trường gặp phải biến động lớn từ chiến tranh, loạn lạc, dịch bệnh, khủng hoảng tài chính?

Ông John Lê, nhà sáng lập và CEO của PROPZY cho rằng, đầu tiên nhà đầu tư cần định vị về chiến lược cho các danh mục đầu tư, hãy chắc chắn rằng bạn đang muốn đầu tư vào Hedges (Cách giao dịch đầu tư theo kiểu bảo hiểm, danh mục đầu tư gồm nhiều công cụ/mặt hàng khác nhau như: chứng khoán, vàng, hàng hóa...).

Nói cách khác, nếu bạn chỉ đầu tư vào một loại tài sản nào đó, khi có bất ổn trên quy mô lớn, loại tài sản này sẽ bị rủi ro rất lớn. Vậy, để phòng vệ rủi ro, bạn cần tìm điều nào đó có mối tương quan ngược chiều với nó.

Lấy ví dụ về mối tương quan ngược chiều, trong cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, toàn bộ thị trường chứng khoán đều sụp đổ, mọi thứ liên quan đến thị trường này hạ nhiệt.

Vậy, nhà đầu tư phải tìm kiếm kênh đầu tư nào để phòng vệ cho tài sản của mình? Lúc này, họ cần đến thị trường hàng hóa. Bởi, thị trường hàng hóa có mối tương quan ngược chiều với thị trường chứng khoán tại những thời điểm khủng hoảng.

q.jpg

Biểu đồ dữ liệu trên cũng cho thấy, hai thị trường chứng khoán và thị trường hàng hóa có mối tương quan ngược chiều nhau tại các điểm khủng hoảng.

Nhìn tổng quan diễn biến lịch sử trong 20 năm tới hiện tại, có thể thấy: Nếu khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra và thị trường chứng khoán sụp đổ, khi đó người đầu tư sẽ chuyển sang các kênh đầu tư như thị trường hàng hóa, vàng hoặc tiền điện tử.

Các nhà đầu tư, nhất là nữ giới ở thị trường châu Âu, thường sẽ chọn mua vàng, hoặc các kim loại quý hiếm. Nguyên lý chung, bởi các kênh tài sản này vận hành ngược lại với cuộc khủng hoảng. Một mối tương quan ngược chiều.

“Bắt mạch” xu hướng đầu tư bất động sản hậu COVID-19

Trước tác động của đại dịch, xu hướng của người mua bán bất động sản trước và sau COVID-19 có gì khác? Xét trên cơ sở thị trường toàn cầu, ông John Lê cho biết: “Chúng ta đang chứng kiến tốc độ phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản. Tốc độc về phía người bán, họ bán nhanh hơn, bởi có rất nhiều người mua ứng dụng công nghệ có thể thực hiện giao dịch nhanh chóng ngay trong một ngày.

Tốc độ về phía người mua, trên thị trường toàn cầu đã cũng có những công nghệ mới cho phép người mua mua một căn nhà mới, ngay cả khi họ vẫn đang ở trong căn nhà cũ, chứ không nhất thiết phải bán nhà cũ đi rồi mới chuyển sang mua nhà mới. Bởi ở thị trường các nước phát triển, rất nhiều người mua bất động sản dự phòng".

Tốc độ giao dịch, tính thanh khoản chính là xu hướng mạnh mẽ đang diễn ra trên thị trường bất động sản ở các nước phát triển. Vậy, tại Việt Nam, xu hướng nào đang thịnh hành?

20190614_100059-1634.jpg
Xu hướng đầu tư bất động sản nào sẽ lên ngôi?

Theo ông John Lê, một số đơn vị gần đây mới tham gia vào thị trường bằng mô hình Crowdfunding (huy động vốn từ cộng đồng). Mô hình Crowdfunding là nơi tạo ra ý tưởng về một dự án bất động sản mới, hoặc một phương thức kinh doanh mới và hy vọng mang đến lợi nhuận trong tương lai, rồi sau đó, huy động mọi người góp vốn đầu tư chung, mua chung tài sản này. Đặc điểm của mô hình Crowdfunding là các khoản tiền đầu tư nhỏ lẻ hơn, vì vậy, nhiều người dễ tham gia hơn.

Mô hình Crowdfunding cần xây dựng khung pháp lý được pháp luật công nhận nhằm tạo sự an toàn cần thiết cho người tham gia, và liệu loại hình đầu tư này có thực sự thành công hay không, hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều nghi vấn. Nhưng trong thời điểm hiện nay, đây vẫn được xem là một xu hướng.

Ông John Lê nhận định, xu hướng rõ nhất trên thị trường bất động sản hiện nay chính là việc ứng dụng công nghệ ảo hóa (Virtualization Technology) để giúp người mua bán bất động sản, đặc biệt là trong bối cảnh dịch COVID-19, có thể xem xét, tìm hiểu và trải nghiệm sống động như thật về một bất động sản mà họ đang quan tâm, đỡ tốn thời gian phải đi xem thực tế.

Vào lúc này, sau những “cơn bão” biến động lớn do đại dịch COVID-19 gây ra, chúng ta đang bắt tay vào một cuộc hành trình xây dựng và cải tiến kinh tế mới, đầy thách thức và cơ hội. Như vậy, để tìm “lực đỡ” vượt đại dịch, bên cạnh việc đánh giá thông tin, diễn biến của dịch COVID-19 cho giai đoạn “bình thường mới”, chúng ta cần nhìn lại những bài học đầu tư trong lịch sử thế giới và áp dụng vào khuôn khổ triết lý đầu tư dài hạn, từ đó, đưa ra một lộ trình đầu tư rõ ràng. 

Dù toàn cầu đang trong tình trạng biến động bởi COVID-19, nhưng rõ ràng, vẫn có các cơ hội đang nổi lên cho những doanh nghiệp có khả năng thích ứng và động lực cải tiến. Những doanh nghiệp có nội lực, tầm nhìn chiến lược cho sự phát triển bền vững, tạo ra giá trị cho người dùng sẽ sống trong “trái tim” của nền kinh tế.

Xu hướng đầu tư công nghệ, nhưng cần đúng cách

Đối diện với trận biến động của COVID-19, hầu hết các ngành nghề đều gặp khó khăn, giảm sút và bất động sản cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, đối với thị trường bất động sản nhà ở, khó khăn chỉ là điều tạm thời, về trung và dài hạn, lĩnh vực bất động sản.

Giá nhà ở tại TP.HCM vẫn đang có xu hướng tăng bất chấp đại dịch. Miễn là mọi người cần nhà để ở, thì thị trường bất động sản nhà ở vẫn phát triển. Đặc biệt, trong thời đại hiện nay, đầu tư vào lĩnh vực công nghệ bất động sản ( Proptech) luôn là xu hướng tất yếu.

Proptech đang được ứng dụng trên toàn cầu, giúp các bên giao dịch mua bán bất động sản trở nên tiện lợi hơn, từ việc tìm nguồn cung ứng phù hợp, định giá tự động, xem nhà trực tuyến...

Nhận thấy xu hướng tiềm năng và tốc độ tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực Proptech, nhiều quỹ đầu tư quốc tế đang rót vốn hàng tỷ USD vào lĩnh vực bất động sản ứng dụng công nghệ. Trong đó có những nền tảng nổi bật tại Mỹ như Hover, Compass, Opendoor…

pc_4.jpg

Tại Việt Nam, ngay trong năm 2020, mặc dù xảy ra đại dịch COVID-19 nhưng ông John Lê vẫn huy động vốn thành công với 37 triệu USD cho PROPZY đầu tư vào Proptech, cho dù ban đầu, nhà sáng lập PROPZY gặp rất nhiều khó khăn, đối diện với các ý kiến trái chiều.

Liên quan đến bất động sản, có rất tranh luận nổi lên: Chọn làm với môi giới truyền thống hay môi giới công nghệ? Liệu môi giới công nghệ có thay thế môi giới bất động sản truyền thống không? Người mua bất động sản nhà ở tại Việt Nam thường quen mua bán nhà ở theo cách truyền thống, phần lớn họ làm việc thông qua người thân hay môi giới quen biết.

Chia sẻ về vấn đề này, ông John Lê khẳng định tầm quan trọng của môi giới truyền thống luôn cần thiết. Thực tế cho thấy, PROPZY đã đầu tư mạnh cho đội ngũ chuyên viên môi giới ở 30 chi nhánh giao dịch bất động sản đặt tại khắp các quận/huyện TP.HCM.

Vậy, vì sao yếu tố truyền thống được đặt vai trò quan trọng, không thể thay thế, mà PROPZY vẫn gọi được hàng triệu USD để đầu tư vào lĩnh vực bất động sản ứng dụng công nghệ?

Phối hợp công nghệ quốc tế và lợi thế địa phương là một trong những nguyên nhân chính. Ông John Lê cho biết: “Chúng tôi chú trọng đầu tư vào công nghệ để hỗ trợ cho người môi giới. Công nghệ tạo cơ hội cho người môi giới phục vụ người mua bán bất động sản tốt hơn”.

Khi có công nghệ và khoa học dữ liệu (dữ liệu về giá mua, giá bán; so sánh giá, so sánh khu vực lân cận, hoặc bản đồ số giúp xem quy hoạch nhà đất và các công nghệ giúp người xem nhà online tiện lợi hơn…) người môi giới sẽ nắm bắt được tổng quan thông tin thị trường để cung cấp tới người mua nhà một cách cụ thể, rõ ràng, nhanh chóng.

Với sự hỗ trợ từ công nghệ, các bên có cơ sở dữ liệu để thương lượng với nhau tốt nhất có thể, từ đó khả năng giao dịch thành công tăng cao hơn. Như vậy, dù công nghệ là xu hướng tất yếu, song mỗi thị trường hay mỗi quốc gia sẽ có những đặc tính địa phương khác nhau, cần cách áp dụng công nghệ cho phù hợp nhất.

HẢI MY

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương