Tính thuế mua bán nhà đất theo giá thị trường

Cuối tuần vừa qua, một thông tin đưa ra từ Bộ Tài nguyên và Môi trường được người dân và doanh nghiệp hết sức quan tâm, đó là Bộ Tài nguyên và Môi trường đang nghiên cứu phương án, các cơ quan chức năng sẽ không thu thuế theo hợp đồng mua bán công chứng nữa. Thuế chuyển nhượng đất sẽ được tính theo bảng giá đất hàng năm, theo giá thị trường.

Thực tế, từ đầu năm nay, Tổng cục Thuế đã yêu cầu các địa phương thực hiện việc kê khai thuế bán nhà đất theo giá thị trường rồi ạ. Tuy nhiên, vì thiếu cơ sở để đối chiếu, xác định giá trị thực của bất động sản nên tại nhiều nơi, việc thực hiện yêu cầu của Tổng cục thuế đã gặp không ít khó khăn.

Sát với thị trường ở thời điểm hiện tại thôi thời điểm tương lại nó không phù hợp nữa mà Luật không thể lúc nào cũng theo được mà nên có sự linh hoạt tức là đưa khung pháp lý, quyền vào cho đơn vị thực hiện chính là bên thuế sẽ sát vào bên thuế, chứ không phải là đưa ra 1 cái khung mà không sát thực tế.

Thực tế, việc xây dựng 1 bản đồ, hay còn gọi là 1 cơ sở dữ liệu, về giá đất trên cả nước một cách bài bản, có thể tra cứu nhanh gọn, tiện lợi đã là "ước mơ" lâu nay của rất nhiều người dân khi đi mua nhà, đất. Nếu có được hệ thống như thế này, không chỉ việc tính thuế nhà đất sẽ rất rõ ràng, minh bạch, ngăn chặn được việc "né" thuế mà còn giúp mọi người tự tin, thoải mái đi mua nhà, đất mà không lo bị cò đất, môi giới thổi giá.

Để thực hiện được đề xuất này cũng cần phải có lộ trình phải mất khoảng vài năm, cần tới dùng công nghệ, dữ liệu để quản lý mọi biến động về từng thửa đất chứ không thể thực hiện trong ngày một, ngày hai.

Khi áp dụng quy định này, người mua bán đất khai giá trong hợp đồng thấp hay cao cũng không ảnh hưởng đến việc tính thuế. Một số chuyên gia nhận định, đây là cơ sở quan trọng để chấm dứt tình trạng bán nhà 2 giá, tức là giá kê khai nộp thuế 1 kiểu, giá giao dịch thực tế 1 kiểu rất phổ biến thời gian qua, nhằm giảm bớt tiền thuế phải nộp.

Vào tháng 6, Tổng cục Thuế đã phải có công văn yêu cầu yêu cầu không trả lại hồ sơ kê khai thuế chuyển nhượng bất động sản, kéo dài thời gian, gây khó cho người dân. Nhiều ý kiến cho rằng, đây chỉ là giải pháp tạm thời, còn nếu để thực hiện triệt để, thì chỉ có thực hiện như đề xuất mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra. Cũng theo chia sẻ của Bộ, sẽ có bản đồ định giá đất trên toàn quốc được xây dựng để mọi người có thể tự định giá. Đây là vấn đề căn cơ, cốt lõi để đảm bảo công khai, minh bạch.

Theo Ông Hoàng Văn Cường, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội: Chúng ta đòi hỏi phương pháp định giá khoa học chứ không phải hội đồng định giá, một cơ quan hành chính do đại diện sở ban ngành ngồi ấn định giá đất là bao nhiêu, tổ chức rất chuyên nghiệp sử dụng biện pháp khoa học khảo sát thị trường đánh giá thị trường để đưa ra mức giá cho mảnh đất đó.

Còn Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Chúng ta xác định việc kê khai giá theo nhu cầu thị trường bình thường. Chúng ta chưa tính tới những trường hợp đặc thù, trường hợp đặc thù là chẳng hạn như một gia đình đang gặp một sự cố buộc phải bán nhanh cái nhà để có nguồn tiền thì có thể người ta bán thấp hơn giá thị trường. Điều đó là thực tế có xảy ra.

Tại một số văn phòng công chứng, sau khi khách hàng kí kết hợp đồng tại văn phòng công chứng với mức giá thấp hơn hoặc bằng khung giá đất, hồ sơ được đưa sang cơ quan Thuế để thực hiện nghĩa vụ về thuế và sang tên. Thế nhưng có không ít khách hàng bị giữ lại hồ sơ.

Các đơn vị đều cho biết, nút thắt của vướng mắc nằm ở chỗ, chưa có một cơ sở thống nhất, hay gọi nôm na là một danh mục giá thị trường cụ thể để người nộp thuế và người tính thuế đối chiếu làm cơ sở tính giá tiền thuế phải nộp.

Tổng Hợp