Tổ chức lễ hội chùa Hương an toàn, đảm bảo hơn mọi năm

Năm nay, công tác tổ chức lễ hội đã được cải thiện và khắc phục các tình trạng phản cảm, mê tín dị đoan và đảm bảo an toàn.

Toàn thành phố có khoảng 1.200 lễ hội diễn ra chủ yếu vào dịp đầu xuân, trong đó có khoảng 40 lễ hội quy mô lớn, kéo dài như: chùa Hương, chùa Thầy, chùa Tây Phương, Đền Sóc, Gò Đống Đa...

Cứ đến dịp đầu năm, chùa Hương lại là địa điểm tập trung nhiều du khách tham quan, viếng cảnh, dâng lễ chùa. Lễ hội Chùa Hương (huyện Mỹ Đức) và lễ hội Đền Gióng (huyện Sóc Sơn) cùng khai mạc vào ngày 30/1 (tức mồng 6 tháng Giêng) là hai lễ hội lớn mở đầu chuỗi lễ hội trên địa bàn. 

Tổ chức lễ hội chùa Hương an toàn, đảm bảo hơn mọi năm

Tuy nhiên bên cạnh việc tổ chức lễ hội cho mọi người từ nhiều nơi đến, vấn đề đảm bảo an ninh cũng trở thành mục tiêu quan trọng đối với chính quyền địa phương và thành phố.

Ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức cho biết, giá vé tham quan cơ bản giữ nguyên như năm trước là 80.000 đồng/người, bao gồm cả bảo hiểm, giá vé đò trên suối Yến là 50.000 đồng/lượt.

Để giữ gìn trật tự và nét đẹp văn minh nơi chùa chiền, UBND Mỹ Đức tiếp tục nghiêm cấm các hoạt động vi phạm thuần phong mỹ tục, pháp luật như bói toán, mê tín dị đoan, đồng thời đảm bảo an toàn giao thông trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Nhằm hỗ trợ thực hiện tốt nhiệm vụ này, UBND huyện Mỹ Đức đã nghiêm cấm các loại xuồng cơ động, trừ các lực lượng công an, thanh tra giao thông, Ban tổ chức, nhà chùa, cấp cứu, điện lực. 

Vào ngày 6, 7, 8 tháng Giêng sẽ diễn ra Lễ hội Đền Sóc. Theo ông Lê Hữu Mạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cho biết, công tác chuẩn bị đã hoàn tất vào tháng trước, lễ hội vẫn duy trì các nghi lễ truyền thống như khai quang, rước, dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng. Tuy nhiên khác với năm trước, năm nay tại lễ hội sẽ không tổ chức rước giò hoa treo và trầu cau xuống đền Hạ, đền Mẫu, bỏ tục tán lộc. Các lễ vật sẽ được đưa vào đền Thượng, sau đó tổ chức phát lộc theo sự kiểm soát của Ban Tổ chức, tránh tình trạng tranh cướp gây hỗn loạn, ồn ào.

Ngoài ra, Sóc Sơn còn tăng cường các hoạt động trò chơi dân gian, thi đấu thể thao, đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, lưu thông đường đi lại, an toàn thực phẩm vệ sinh môi trường, ổn định giá dịch vụ, đồng thời tuyên truyền để người dân và du khách tham gia lễ hội văn minh. Tương tự như tại chùa Hương, huyện Sóc Sơn cũng nghiêm cấm các hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc.

Về cơ bản, các lễ hội đã khắc phục được những yếu kém về công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh, phản cảm của mọi năm. Mặc dù còn nhiều trường hợp tăng giá dịch vụ, vệ sinh thực phẩm không đảm bảo, ùn tắc… nhưng mọi phương pháp tổ chức đã chuyên nghiệp hơn. Ngoài ra còn có các đường dây nóng tiếp nhận, xử lý thông tin về lễ hội, các địa phương cũng bố trí người hướng dẫn du khách tham quan thực hiện nếp sống văn minh nơi thờ tự và lễ hội. 

Bà Bùi Thị Thu Hiền, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội cho biết: “Một số ít lễ hội còn có hiện tượng mê tín dị đoan, các hoạt động biến tướng... chính quyền địa phương đã có kế hoạch cụ thể. Năm nay thành phố đã ban hành văn bản chỉ đạo các quận, huyện, thị xã, ban tổ chức lễ hội và Sở cũng có kế hoạch cụ thể. Đặc biệt là sẽ tăng cường kiểm tra thực tế tại các lễ hội, đặc biệt là kiểm tra đột xuất để phát hiện vi phạm, yêu cầu chính quyền địa phương có xử lý ngay".  

Thanh Mai

Hà Nội, mũ rơm và tem phiếu

Hà Nội, mũ rơm và tem phiếu

Cầm đến Hà Nội, Mũ rơm và Tem phiếu, đã thấy như quay lại thời nhỏ xíu bám sau yên xe đạp mẹ, đường về chỗ sơ tán gập ghềnh xa lạ.