Tổng thống Joe Biden có thể làm gì để kiềm chế giá dầu?

Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, đã không còn mặn mà với các chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ Joe Biden khiến giá xăng được đẩy lên cao đến 60% trong năm nay, điều này khiến ông chủ Nhà Trắng phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong việc kiềm chế giá mặt hàng này.

Trong bối cảnh như thế, người đứng đầu nền kinh tế lớn nhất thế giới phải làm gì? Người Mỹ yêu thích những chiếc xe hơi của họ. Nhưng hiện tại, “mối tình” đó đang trở thành áp lực đè lên ví tiền của hàng triệu người tiêu dùng, những người đang ngày càng bỏ ra nhiều hơn để đổ xăng cho ô tô, xe tải và các phương tiện khác.

Áp lực đối này dự kiến ​​sẽ trở nên đặc biệt nghiêm trọng hơn trong những tháng cuối năm và năm tới, khi mà hàng triệu người Mỹ sẽ bắt đầu các kỳ nghỉ với gia đình và bạn bè sau khi buộc phải ở nhà trong suốt 1 năm qua do đại dịch COVID-19. Giống như tất cả các nguyên thủ quốc gia khác, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cũng lưu tâm đến việc giá xăng dầu cao vì điều này có thể khiến cử tri bất bình về cách mà ông quản lý nền kinh tế.

Một lệnh cấm xuất khẩu sẽ làm suy yếu sản lượng dầu của Hoa Kỳ ngay lập tức. Dầu là mặt hàng được giao dịch nhiều nhất trên trái đất. Nghe có vẻ mỉa mai nhưng các quốc gia khác có thể sản xuất nhiều hơn Mỹ rất nhiều. Thế nên, việc cấm xuất khẩu không góp phần hạ được giá dầu mà nó còn gây khó khăn cho các doanh nghiệp Mỹ. Do đó, việc cấm xuất khẩu dầu nếu có, của TT Biden là điều vô nghĩa.

Tuy nhiên, những nỗ lực của ông nhằm kiềm chế giá xăng bằng cách kêu gọi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh của tổ chức này tăng thêm sản lượng cho đến nay vẫn chưa có kết quả. Vậy tại sao giá xăng dầu lại leo thang? Nó có thể cao đến bao nhiêu? Và TT Biden có thể làm gì để kiềm chế đà giá của xăng dầu, điều sẽ khiến những người Mỹ cảm thấy thoải mái hơn trong các kỳ nghỉ?

Gần đây, có một số yếu tố gây gián đoạn nguồn cung nghiêm trọng chẳng hạn như cơn bão Ida vào tháng 8, cơn bão đã để lại thiệt hại hàng tỷ USD cho các nhà cung cấp năng lượng. Bão Ida đã gây hư hại hầu hết các giếng ngoài khơi và gần một nửa sản lượng nhiên liệu của khu vực này. Cuộc tấn công bằng bằng các phần mềm độc hại (ransomware) vào tháng 5 năm ngoái vào Công ty Colonial Pipeline, cũng đã khiến việc giao hàng đến các trạm xăng bị tạm dừng và hàng triệu người bị ảnh hưởng.

Nó không đơn giản như việc Tổng thống vẫy một cây đũa thần kỳ diệu hoặc gọi điện cho Moscow hoặc Riyadh và nhấn mạnh rằng “cứ bơm, bơm và bơm”. Krane nói: “Tổng thống Mỹ không có nhiều quyền kiểm soát đối với giá xăng hoặc dầu, ngay cả trong nước Mỹ. Giá dầu được thiết lập trên thị trường toàn cầu".

Bên cạnh việc đưa ra một số đề nghị, TT Biden cũng cần nên có một số động thái ngoại giao mà ông có thể thực hiện để cố gắng kêu gọi OPEC tăng sản lượng. Nhưng tất cả những việc đó đều phải có sự đánh đổi. Ngoài ra, TT Biden cũng có thể chọn cách ngoại giao trực tiếp với các nhà sản xuất dầu lớn, cụ thể là Ả Rập Xê-út, để đưa nhiều dầu hơn vào thị trường - mặc dù hiện vẫn chưa rõ chính quyền có trợ lực nào để tác động đến quyết định của Riyadh.

PV

(Tổng Hợp)