Vào chiều ngày 31/10, phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội năm 2019 và kế hoạch 2020 đã được tiến hành. Trong đó có một số để xuất nhận được nhiều sự quan tâm và các ý kiến trái chiều đó là việc đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (tỉnh Bình Định) đã đề xuất đổi giờ học sang 8 giờ 30.
Theo ý kiến của ông Cảnh, việc thay đổi giờ hành chính sẽ góp phần giải quyết các vấn đề như ùn tắc giao thông cao điểm, nâng cao tác phong làm việc công nghiệp, ngoài ra còn góp phần cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm sức khỏe cho người dân, nâng cao chất lượng cho kinh tế xã hội.
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh của tỉnh Bình Định (ảnh: Quốc hội) |
Cụ thể ông Cảnh đặt vấn đề như sau: "Chúng ta đang dùng khung giờ làm việc của nước nông nghiệp để áp cho đô thị phát triển công nghiệp, thương mại, phát triển du lịch là không phù hợp. Trong khi đó đi học, đi làm việc từ 8 giờ 30 là phù hợp để nâng cao hiệu quả làm việc, kỷ cương làm việc của công chức, đồng thời mang lại lợi ích sức khoẻ cho học sinh. Tại sao chúng ta phải đi làm sớm để không lo được bữa ăn cho bản thân, gia đình. Chúng ta lãng phí thời gian nghỉ trưa dài, thời gian đi lại mà không dành thời gian tốt hơn cho gia đình, chăm sóc cho con trẻ".
Vị đại biểu này đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành quy định các cơ quan hành chính trung ương và cấp tỉnh làm việc không sớm hơn 8 giờ sáng, nghỉ trưa 1 tiếng. Đây là đề xuất được đai biểu Nguyễn Văn Cảnh kiên trì đưa ra trong suốt hai năm vừa qua, từ năm 2017 cho đến nay.
Theo ông Nguyễn Cảnh, thay đổi giờ làm giúp giảm ùn tắc giao thông và nâng cao đời sống người dân (ảnh: Internet). |
“Vì vậy tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ cho nghiên cứu việc đổi giờ làm, cần lấy ý kiến đầy đủ của việc đổi giờ làm đến từng người dân, doanh nghiệp, chuyên gia trong nước và quốc tế, đồng thời tổ chức hội thảo để đánh giá hết tác động của việc đổi giờ làm”, ông Cảnh đề nghị.
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh cũng yêu cầu xét thấu đáo, tính toán làm việc không sớm hơn 8 giờ sáng, nghỉ trưa 1 tiếng và điều chỉ giờ học đồng bộ với giờ làm.
Có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh đề xuất này, nhiều đại biểu cho rằng đây là một ý kiến tham khảo tuy nhiên cần xem xét một cách kỹ càng cẩn thận vì để thay đổi giờ làm việc cần căn cứ vào tình hình hoạt động của từng cơ quan.
“Bố trí giờ làm phải thận trọng, làm sao để đảm bảo nhu cầu của người lao động nhưng phải hài hoà, tránh ùn tắc giao thông”, ông Lê Vĩnh Tân - Bộ trưởng Nội vụ cho biết. Cũng theo ông cần có sự khảo sát, đánh giá và thu thập ý kiến tổng hợp, đồng thời việc thay đổi giờ làm cũng không nên tiến hành trên cả nước vì tính chất công việc các địa phương khác nhau. Dù là đổi theo giờ nào cũng cần đảm bảo số tiếng làm việc là 8 tiếng một ngày.
Trong khu vực châu Á, nhiều nước đã thay đổi giờ học và giờ làm từ 8 giờ 30 đến 9 giờ. Với thời gian nghỉ trưa là 1 tiếng áp dụng đồng bộ các khối. Tại các cơ sở làm việc của nước ngoài, khối văn phòng đã áp dụng làm việc từ 8h30 hoặc 9h, hiện nay giờ làm việc của công chức Việt Nam là từ 7 giờ 30 đến 17 giờ, thời gian nghỉ trưa 1,5 - 2 tiếng.
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) nêu đề xuất về việc đổi giờ học giờ làm phù hợp hơn ở các đô thị. Theo đại biểu, việc thống nhất giờ làm với các cơ quan hành chính các cấp là không phù hợp vì tác phong làm việc, mức độ hiện đại hóa, điều kiện ở mỗi vùng mỗi khác.
Thay đổi giờ làm cũng ảnh hưởng đến nhiều gia đình mà chưa có tác động cụ thể, chưa có đề xuất đổi giờ học gắn với đổi giờ làm.
Hà Nội là một trong 50 thành phố đẹp nhất thế giới
Theo công bố của Flight Network, Hà Nội là một trong 50 thành phố đẹp nhất thế giới, dựa trên khảo sát hơn 1.000 công ty du lịch, các nhà văn.