Làm mẹ toàn thời gian vẫn luôn là một công việc gây nhiều tranh cãi trong xã hội. Đây được xem như một "nghề" vất vả mà không được đền đáp xứng đáng, vừa cực nhọc lại không có thu nhập, phải hạ mình và thường bị xem nhẹ. Nếu không phải vì bất đắc dĩ, ai lại muốn từ bỏ sự nghiệp yêu thích của mình để dồn hết tâm sức cho gia đình? Thế nhưng những nỗ lực ấy đôi khi lại đổi lấy sự coi thường từ chính người nhà.
Mới đây, câu chuyện được một bà mẹ Trung Quốc chia sẻ thu hút sự chú ý. Được biết, bà mẹ này ở Vũ Hán, vốn là một thạc sĩ nhưng quyết định ở nhà làm nội trợ toàn thời gian. Một lần, chị đón con trai đi học về. Vừa về đến nhà, cậu bé liền ném phăng chiếc áo khoác bừa bãi.
![]() |
Câu nói này của con trai khiến trái tim người mẹ như thắt lại. |
Là một người mẹ, làm sao có thể chấp nhận việc con hình thành thói quen xấu như vậy? Bà liền nhẹ nhàng nhắc nhở con trai. Không ngờ lại nhận về câu đáp trả đầy vô tình từ đứa con: "Con đi học mệt lắm rồi! Mẹ ở nhà cũng chẳng có việc gì làm, sao không tự dọn áo khoác của con đi?".
Câu nói này của con trai khiến trái tim người mẹ như thắt lại. Chị cảm thấy bao năm cố gắng của mình giờ đây "đổ sông đổ bể".
Ngay sau đó, người mẹ này cũng không chịu thua, bắt đầu giáo dục con trai.
Bà tâm sự với con bằng giọng điệu chân thành: "Mẹ tốt nghiệp thạc sĩ, từng làm việc nhiều năm ở Bắc Kinh. Với năng lực và kinh nghiệm làm việc của mình, mẹ hoàn toàn có thể có những cơ hội phát triển tốt và công việc ổn định.
So sánh giữa công việc trước đây và hiện tại, thực ra trước kia mẹ còn cảm thấy nhẹ nhàng hơn, vừa có thu nhập lại vừa có được cảm giác thành tựu, còn có cả mối quan hệ xã hội của riêng mình. Không như bây giờ, làm việc quanh năm suốt tháng không ngày nghỉ để phục vụ các con.
"Một câu nói nhẹ nhàng của con đã xóa sạch bao năm nỗ lực của mẹ. Dù mẹ chưa từng nói ra những gì mình đã từ bỏ, nhưng sự thật là mẹ thực sự đã hy sinh rất nhiều trong những năm qua. Nếu con thấy xấu hổ vì mẹ chỉ ở nhà nội trợ, thì từ nay đừng gọi mẹ là mẹ nữa".
Nghe những lời này, cậu bé im lặng không nói gì. Không biết em có thực sự hiểu được "tấm lòng của người mẹ thạc sĩ" hay không, nhưng qua lời nói của mẹ có thể cảm nhận được chị đã mất mát rất nhiều trong những năm qua.
Khi nhiều cư dân mạng chứng kiến cảnh tượng này, họ đã lên tiếng bênh vực cho người mẹ thạc sĩ và bày tỏ sự ủng hộ với cách giáo dục con của bà. Một số bà mẹ chia sẻ: "Dù là con cái hay chồng, đều rất khó để hiểu được nỗi khổ của người mẹ. Làm mẹ nội trợ toàn thời gian, những vất vả phải chịu đựng khó có thể diễn tả bằng lời".
Sự tiến bộ của một xã hội nên thể hiện ở việc tôn trọng sự lựa chọn giá trị của mỗi cá nhân. Người mẹ thạc sĩ này đã chọn từ bỏ công việc lương cao và tương lai tươi sáng để toàn tâm toàn ý cho gia đình - đó là sự lựa chọn đáng được tôn trọng. Một số bà mẹ chỉ trích người chồng, cho rằng có thể anh đã xem thường vợ nên dẫn tới đứa con cũng học theo cách đối xử này với mẹ mình.
Câu nói "Mẹ ở nhà chẳng làm gì" phản ánh sự thiếu hiểu biết của trẻ về giá trị công việc nội trợ, chứ không xuất phát từ sự xấu tính. Đây là hệ quả của việc thiếu giáo dục về sự tôn trọng lao động gia đình từ sớm. Trẻ em học từ cách ứng xử của người lớn. Nếu gia đình luôn coi việc nhà là "hiển nhiên" và không ghi nhận công sức của mẹ, trẻ sẽ hình thành thái độ tương tự. Việc mẹ phải "đơn phương" lao động mà không được thấu hiểu cho thấy sự bất công trong phân chia trách nhiệm.
Nhưng nhìn từ góc độ khác, liệu đây có phải hoàn toàn là lỗi của đứa con và người chồng? Nhiều người cho rằng bản thân người mẹ thạc sĩ này cũng có phần sai lầm.
Một mặt là về cách giáo dục con cái. Trong thời gian dài, người mẹ luôn sẵn sàng hy sinh mà không đòi hỏi được đền đáp, không ngờ cuối cùng lại bị chính con trai coi thường. Điều này cho thấy chị đã có sai sót trong giáo dục.
Trách nhiệm của phụ huynh không chỉ là chăm lo bữa ăn giấc ngủ cho con, mà còn phải bồi dưỡng cho chúng giá trị quan đúng đắn ngay từ đầu. Cần phải giải thích cho con hiểu rằng ngay cả công việc nội trợ toàn thời gian cũng xứng đáng được tôn trọng, bởi nó còn khó khăn hơn nhiều nghề nghiệp khác.
Mặt khác, xét về giá trị thương mại, người mẹ này cũng có lỗi. Bởi trong tư duy thương mại, người ta không đánh giá dựa trên đúng sai của sự việc, mà theo nguyên tắc "ai tổn thất nhiều hơn thì người đó sai".
Theo lối tư duy này, người mẹ thạc sĩ làm nội trợ toàn thời gian quả thực có lỗi. Bởi trong gia đình này, chị là người chịu thiệt thòi nhất - không có sự nghiệp riêng, mất đi các mối quan hệ xã hội, bao năm nỗ lực bị xóa sạch bởi một câu nói của con.
Tục ngữ có câu: "Lựa chọn quan trọng hơn nỗ lực". Không phải mọi sự hy sinh đều sẽ được mọi người công nhận. Liệu những việc nhỏ nhặt tưởng chừng không đáng kể kia có thực sự đáng để bạn từ bỏ tất cả?
Người mẹ thạc sĩ bị câu nói của con phủ nhận bao năm nỗ lực, nhưng bản thân chị cũng có lỗi. Lỗi ở chỗ đã quên mất giá trị thực sự của giáo dục.
Hy sinh đáng trân trọng nhưng cần cân bằng: Việc từ bỏ sự nghiệp để chăm con là quyết định đáng tôn trọng, nhưng cần duy trì ranh giới lành mạnh. Không nên "xóa mình" hoàn toàn, cần cho con thấy hình ảnh một người mẹ có cá tính, sở thích và giá trị riêng, không chỉ là "người phục vụ".
Nên dạy con từ sớm rằng việc nhà là trách nhiệm chung, và công lao của người nội trợ cần được ghi nhận.
Năm kiểu nuôi dạy con độc hại và hệ lụy
Nuôi dạy con là một hành trình đầy thử thách. Tuy nhiên, một số phương pháp sai lầm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và tương lai của trẻ.