Từ nơi xưa đầy rác thải, nay thành “thủy cung” trên cầu đi bộ

Tối 3.5.2024, một dự án nghệ thuật kết nối cộng đồng đã được khai mạc tại quận Hoàn Kiếm, mở ra một không gian văn hóa mới sinh động ở Thủ đô Hà Nội.

Đó là “Dự án nghệ thuật cộng cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân” - kết quả sáng tạo của các họa sĩ: Vũ Xuân Đông, Lê Đăng Ninh, Cấn Văn Ân (những thành viên từng tham gia nhiều sự kiện nghệ thuật gắn liền với lịch sử trung tâm Thăng Long, bảo tồn các giá trị văn hóa và di sản phố cổ, như: Dự án Nghệ thuật công cộng Phúc Tân, dự án nghệ thuật công cộng Phùng Hưng…) với sự hợp tác của họa sĩ Nguyễn Thế Sơn - giảng viên Khoa Nghệ thuật và Thiết kế của Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (Đại học Quốc gia Hà Nội) - trong vai trò giám tuyển.

Nhờ cách sắp xếp hợp lý, nên các mô hình sinh vật đại dương như được thỏa sức uốn lượn trong “thủy cung” trên cầu đi bộ. 
Nhờ cách sắp xếp hợp lý, nên các mô hình sinh vật đại dương như được thỏa sức uốn lượn trong “thủy cung” trên cầu đi bộ. 
Cầu đi bộ Trần Nhật Duật đã thêm phần sinh sắc nhờ có dự án nghệ thuật công cộng. 
Cầu đi bộ Trần Nhật Duật đã thêm phần sinh sắc nhờ có dự án nghệ thuật công cộng. 

Chia sẻ về ý tưởng thực hiện dự án nghệ thuật này, giám tuyển Nguyễn Thế Sơn cho hay:

“Nằm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật là một lối giao thông kết nối giao thông với khu phố cổ và khu vực Phúc Tân nằm ven sông Hồng. Qua khảo sát cả ban ngày và buổi tối, chúng tôi thấy số đối tượng sử dụng cây cầu này chủ yếu là người lớn tuổi, người bán hàng rong và các học sinh Trường tiểu học Trần Nhật Duật. Buổi tối ánh sáng chưa đủ, nên mặt cầu khá tối, nên nhiều người ngại đi qua. Với khảo sát nói trên, từ năm 2021, chúng tôi nảy ý tưởng biến cây cầu đi bộ này trở nên vui tươi, sinh động hơn, được thắp sáng thêm vào buổi tối, bởi các tác phẩm sắp đặt nghệ thuật công cộng.

Với chủ đề “Nước” bao trùm, các tác phẩm sắp đặt tương tác khắp trên cây cầu đi bộ này sẽ biến nơi đây thành một bộ sưu tập tác phẩm sắp đặt ánh sáng. Tác phẩm “Thuỷ cung” của hoạ sĩ Vũ Xuân Đông (dài 48m, được tác thành từ các chất liệu như khung sắt, nilon, màng nhựa trong, nhựa tái chế, màu vẽ xuyên sáng) sẽ tựa như một đường hầm thuỷ cung đầy hấp dẫn, với mô hình các loài sinh vật biển (như cá voi xanh, cá heo, cá đuối, cá kiếm, cá nhà táng, sứa, san hô …được chế tác từ các vỏ chai nhựa, cốc nhựa, ống hút nhựa, ni-lông tái chế) đang bơi lội phía trên vòm cầu. Sắp đặt các loài cá đại dương được hấp thu ánh sáng bởi hệ thống đèn hắt dọc 2 bên vòm cầu và hệ thống đèn led bên trong, khiến chúng như đang luôn múa lượn khoe dáng trong một dòng chảy dọc theo cây cầu.

Các họa sĩ/tác giả thực hiện “Dự án nghệ thuật cộng cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân”: Từ trái sang: Lê Đăng Ninh, Vũ Xuân Đông, Nguyễn Thế Sơn (kiêm giám tuyển) và Cấn Văn Ân.   
Các họa sĩ/tác giả thực hiện “Dự án nghệ thuật cộng cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân”: Từ trái sang: Lê Đăng Ninh, Vũ Xuân Đông, Nguyễn Thế Sơn (kiêm giám tuyển) và Cấn Văn Ân.   
Cầu đi bộ Trần Nhật Duật trở nên lung linh hơn khi màn đêm buông.
Cầu đi bộ Trần Nhật Duật trở nên lung linh hơn khi màn đêm buông.
Giữa những lớp sóng là hình ảnh tái hiện những người lao động trong nghiên cứu về “Kỹ thuật của người An Nam” của Henri Oger.  
Giữa những lớp sóng là hình ảnh tái hiện những người lao động trong nghiên cứu về “Kỹ thuật của người An Nam” của Henri Oger.  
Một họa tiết trong phần sắp đặt ánh sáng dọc thành cầu.
Một họa tiết trong phần sắp đặt ánh sáng dọc thành cầu.

Dọc suốt hành lang thành cầu, tác phẩm sắp đặt ánh sáng mang tên “Sóng” của hoạ sĩ Lê Đăng Ninh (tạo tác bằng chất liệu sắt cắt CNC, nhựa composit, đèn led) cũng sẽ gợi lại cho mọi người ký ức của những lớp sóng sông Hồng chuyên chở phù sa suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Giữa những lớp sóng là hình ảnh tái hiện những người lao động trong nghiên cứu về “Kỹ thuật của người An Nam” của Henri Oger.

  Sự sắp đặt hài hòa giữa tạo hình nghệ thuật và bố trí ánh sáng khiến cây cầu thêm sức hấp dẫn du khách. 

Sự sắp đặt hài hòa giữa tạo hình nghệ thuật và bố trí ánh sáng khiến cây cầu thêm sức hấp dẫn du khách. 

  Phần trang trí cầu thang bên ngoài cầu vừa đậm đà sắc màu văn hóa dân gian, vừa gợi sự nhắc nhớ hành trình học tập, rèn luyện của các học sinh. 

Phần trang trí cầu thang bên ngoài cầu vừa đậm đà sắc màu văn hóa dân gian, vừa gợi sự nhắc nhớ hành trình học tập, rèn luyện của các học sinh. 

Phía chân cầu thang đi bộ, từ cả 2 hướng, được họa sĩ Cấn Văn Ân vẽ các bức “Cá chép vượt vũ môn” từ kho tàng tranh dân gian Hàng Trống - gợi nhắc hành trình học tập, rèn luyện của các học sinh mỗi ngày leo thang bộ đi học, giống như hành trình “cá chép hoá rồng”. Ngoài ra, còn có một tác phẩm vẽ 3D sẽ tương tác với trụ cột cầu thành hình kéo khoá nước chảy tràn, và một bức tranh 3D phía sau bức tường đê với những con thuyền giấy rất thân thuộc với tuổi học trò.

Nói chung, cây cầu đi bộ với chủ đề “Nước” như một gạch nối về mặt địa lý giữa 2 khu vực phố cổ (trong đê) và khu vực Phúc Tân (ngoài đê), nhằm tạo thành một không gian nghệ thuật công cộng nối dài từ khu phố cổ (với địa điểm Trung tâm Văn hoá Nghệ thuật 22 Hàng Buồm) tới không gian nghệ thuật công cộng Phúc Tân…”.

Hẳn nhiều người đã biết, sông Hồng giữ một vị trí quan trọng của kinh thành Thăng Long xưa / Thủ đô Hà Nội ngày nay, nơi ghi dấu trong tiến trình phát triển lịch sử của người Việt. Những hạt phù sa của dòng sông đã bồi đắp qua hàng nghìn năm, hình thành nên một nền văn hóa độc đáo và từ đó, tạo nên một trung tâm văn hóa - kinh tế quan trọng của cả vùng châu thổ với rất nhiều làng nghề truyền thống đã ghi dấu trong sự phát triển chung của đất nước.

  Một hòa sắc đẹp trong màn đêm trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật. 

Một hòa sắc đẹp trong màn đêm trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật. 

Chính vì thế, việc quận Hoàn Kiếm chính thức đưa “Dự án nghệ thuật cộng cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân” đi vào hoạt động, với sự tài trợ của Ngân hàng Thương mại CP Quân đội (MB), đã tạo nên một điểm nhấn văn hóa hấp dẫn mới ở trung tâm thủ đô, đồng thời xóa bỏ được một hình ảnh xấu xí từng tồn tại ở nơi đây vốn vô vàn rác thải. Chương trình văn hóa này cũng đồng thời nằm trong chuỗi các hoạt động mừng 20 năm được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng “Di tích lịch sử Khu phố cổ Hà Nội”.

“Sự kết nối này sẽ tạo thành một tour nghệ thuật đi bộ hấp dẫn, thu hút khách du lịch, đồng thời kích thích phát triển kinh tế và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho người dân địa phương. Qua đó, dự án này cũng nhằm giúp nhân rộng thói quen đi bộ của người dân nhằm khám phá các di sản văn hoá nghệ thuật trong đô thị - một thói quen đang dần phát triển trở lại, giúp gắn kết cộng đồng hiệu quả hơn.    

Tất cả sẽ hòa cùng vào một dòng chảy của sự sống, chảy ra biển cả mênh mông - giống như những dòng người xưa và nay đã từng nhộn nhịp gồng gánh từ bờ sông Hồng vào phố cổ, từ phố thị trở về bên dòng sông Cái vĩ đại, rồi lên thuyền bên bến Phúc Tân xuôi ra biển khơi. Tất cả nhịp điệu của sự sống nơi biển cả trên một cây cầu xinh xắn nối liền phố cổ và bờ sông Hồng nhắc nhở những người sinh sống trên mảnh đất kinh kỳ ngàn năm về câu chuyện của Nước luôn có vai trò đặc biệt với Thăng Long - Hà Nội, với những người đang sống và yêu trên mảnh đất ngàn năm văn hiến ...

Lấy cảm hứng từ những con “Sóng” kết hợp với việc sử dụng các hình ảnh tư liệu đã được nghiên cứu, chúng tôi nhằm tạo nên một tác phẩm bằng ngôn ngữ nghệ thuật đương đại với mong muốn kết nối với những giá trị văn hóa xưa cũ. Việc dùng ánh sáng đèn led sẽ làm nổi bật một phần cây cầu đi bộ và để rọi sáng lối đi lại cho người dân, giữa khu phố tấp nập và khu dân cư ven sông…” - giám tuyển Nguyễn Thế Sơn chia sẻ.

LÊ QUANG VINH

Ngày cưới, đồng nghiệp nhe răng khoe: 'Chồng em xấu nhưng giàu', nửa năm sau, tôi ngã ngửa khi cô ấy xin ảnh chồng mình

Ngày cưới, đồng nghiệp nhe răng khoe: "Chồng em xấu nhưng giàu", nửa năm sau, tôi ngã ngửa khi cô ấy xin ảnh chồng mình

Không biết nếu chồng cô ấy biết được chuyện này thì sẽ buồn đến mức nào.