Tỷ giá hối đoái cố định là gì? Những điều cần biết về hối đoái cố định

Bản tin sáng 16/10 của Ban Chỉ đạo Quốc gia cho biết, không có thêm ca mắc COVID-19 mới, đã 44 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc ở cộng đồng.

Một trong số 3 chế độ tỷ giá hiện nay không thể không nhắc tới tỷ giá hối đoái cố định. Vậy tỷ giá hối đoái cố định là gì? Những đặc trưng nào làm nên tỷ giá hối đoái cố định?

1. Tỷ giá hối đoái cố định là gì? 

Tỷ giá hối đoái cố định là một chế độ được áp dụng bởi chính phủ hoặc ngân hàng trung ương ràng buộc tỷ giá hối đoái chính thức của quốc gia này với tiền tệ của quốc gia khác hoặc giá vàng.

Mục đích của hệ thống tỷ giá hối đoái cố định là giữ giá trị của một loại tiền tệ trong một phạm vi hẹp.

Trong chế độ tỷ giá cố định, tỷ giá sẽ do Ngân hàng Trung ương ấn định tại một mức cụ thể. Tất cả các tác nhân trong nền kinh tế được yêu cầu phải giao dịch tại mức tỷ giá đã quy định này.

Để thị trường ngoại tệ cân bằng tại mức tỷ giá đã ấn định thì Ngân hàng Trung ương sẽ buộc phải can thiệp vào thị trường bằng cách mua hoặc bán ngoại tệ ra thị trường.

2. Đặc trưng của tỷ giá hối đoái cố định

Ngân hàng trung ương thường là cơ quan xác định tỷ giá cố định này, với mục tiêu chủ yếu là nhằm duy trì sự ổn định cho đồng nội tệ, kiềm chế lạm phát, và giúp thúc đẩy hoạt động thương mại, đầu tư quốc tế do không phải lo ngại về rủi ro biến động tỷ giá.

Một khi tỷ giá biến động mạnh ngoài mục tiêu kiểm soát, ngân hàng trung ương sẽ bán ngoại tệ (từ nguồn dự trữ ngoại hối) để bình ổn.

Do sức mạnh của tiền tệ phản ánh tương quan với sức khoẻ của nền kinh tế, việc duy trì tỷ giá cố định có thể khiến thị trường tiền tệ bị méo mó, không phản ánh đúng thực tế và làm phát sinh thị trường chợ đen.

Ngoài ra, hoạt động can thiệp vào thị trường cũng khiến phát sinh nhiều chi phí và làm tổn hao dự trữ ngoại hối của quốc gia.

(Nguồn: Tổng hợp)

TRUNG HIẾU

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương