Vì sao người dân phản ứng mạnh với quy định xe gắn máy không được chạy quá 40 km/h?

Nhiều người phản ứng quy định xe gắn máy không được chạy quá 40km/h. Điều này xuất phát từ việc chưa phân biệt thế nào là xe gắn máy và mô tô.

Vừa qua, Bộ GTVT ban hành Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, có hiệu lực từ 15/10/2019. Trong đó quy định, xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông tốc độ tối đa không quá 40km/h.

Nhiều người chưa phân biệt được xe gắn máy (dưới 50 cm3) và mô tô (trên 50 cm3) nên phản ứng với Thông tư 31.
Nhiều người chưa phân biệt được xe gắn máy (dưới 50 cm3) và mô tô (trên 50 cm3) nên phản ứng với Thông tư 31.

 Khi đọc quy định này, nhiều người cho rằng nó không phù hợp với điều kiện giao thông ở nước ta. Theo quy định hiện hành, ngoài đường trong khu dân cư – đô thị, xe máy tuân thủ tốc độ 40 km/h nhưng có nhiều tuyến đường lớn, quốc lộ cho phép xe hai bánh lưu thông đến 60 km/h.

Anh Phan Ngọc Long chia sẻ: “Nếu chạy trong trung tâm thành phố đông đúc thì quy định 40 km/h là đúng rồi. Nếu chạy ra đường Phạm Văn Đồng – làn xe máy cho phép 50 – 60 km/h hay Quốc lộ thì phải cho phép đi nhanh hơn chứ?”.

Cũng như anh Long, nhiều người cũng cho rằng Thông tư 31 là không nên áp dụng. Tuy nhiên, một bộ phận người dân phản ứng vì chưa phân biệt được khái niệm thế nào là “xe gắn máy”, thế nào là “xe mô tô” dẫn đến hiểu lầm này.

Thật ra, quy định xe gắn máy không được lưu thông quá 40 km/h đã có từ năm 2015 với Thông tư Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT. Trong đó Điều 8 quy định: Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc) khi tham gia giao thông thì tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h

Xe gắn máy khác gì xe mô tô?

Trước nay, một bộ phận người dân gọi “đánh đồng” các loại xe hai bánh (ngoại trừ xe đạp, xe đạp điện” đều là xe máy hoặc xe gắn máy nên phản ứng khi Thông tư 31 ban hành. Do vậy, để xác định Thông tư 31 hạn chế tốc độ của loại xe nào thì chúng ta cùng tìm hiểu lại thế nào là xe gắn máy, thế nào là xe mô tô.

Từ 15/10, xe gắn máy không được chạy quá 40 km/h.
Từ 15/10, xe gắn máy không được chạy quá 40 km/h.

Xe gắn máy: Theo Quy chuẩn kĩ thuật quốc về về báo hiệu đường bộ (QCVN 41:2016/BGTVT), tại khoản 3.40 giải thích, xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3

Có thể hiểu đơn giản: xe gắn máy là loại xe từ 50 cm3 trở xuống và có tốc độ thiết kế không quá 50 km/h. Những loại xe gắn máy từ 50 cm3 trở xuống thường thấy là Cub50, Mobylette, Vespa cổ…

Xe mô tô: Cũng theo QCVN 41:2016/BGTVT, xe mô tô là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên, tải trọng bản thân xe không quá 400kg đối với xe máy 2 bánh hoặc khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 350kg đến 500 kg đối với xe máy 3 bánh. Khái niệm này không bao gồm xe gắn máy nêu tại Khoản 3.40 qui định tại Điều này

Có thể hiểu đơn giản: xe mô tô là những xe từ 50 cm3 trở lên và có tốc độ thiết kế lớn hơn 50 km/h. Các loại xe trên 50 cm3 và được gọi là mô tô hiện hành bây giờ có thể kể đến là Wave, Dream, Vision, Exciter, Sirius, SH, Lead, Airblade…

Do vậy, nội dung quy định trong Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT về tốc độ chạy xe không quá 40 km/h là để điều chỉnh với đối tượng là xe gắn máy chứ không phải các loại xe mô tô như chúng ta đang hiểu.

Lê Thu

Okinoshima, hòn đảo nói không với phụ nữ

Okinoshima, hòn đảo nói không với phụ nữ

Không ai biết chính xác tại sao phụ nữ lại bị cấm đến Okinoshima, chỉ biết rằng luật lệ này đã có từ thời xa xưa.