Theo báo cáo của Đại học Harvard (Mỹ) công bố ngày 27/7, Trung Quốc, Việt Nam và Indonesia nằm trong danh sách các nước tăng trưởng kinh tế nhanh nhất đến năm 2030. Nền kinh tế Việt Nam đã tăng 12 bậc, lên đứng thứ 52 thế giới về tính đa dạng và sự hiện đại hóa các năng lực sản xuất trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu quốc gia trong giai đoạn từ năm 2015-2020, theo bảng xếp hạng quốc gia Chỉ số phức tạp kinh tế (ECI) của Đại học Harvard.
Dự kiến đến năm 2030, 3 cực tăng trưởng mới dẫn đầu thế giới ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ là Trung Quốc, Campuchia và Việt Nam cùng với các nước như Indonesia, Malaysia và Ấn Độ.
Trong bảng xếp hạng ECI 2022, Nhật Bản (2,27 điểm), Thụy Sĩ (2,17 điểm), Đức (1,96 điểm), Hàn Quốc (1,95 điểm) và Singapore (1,87 điểm) nằm trong top 5 các nước có mức tăng trưởng kinh tế được dự báo ổn định và nhanh nhất thế giới đến năm 2030. Một số quốc gia đáng chú ý khác như Anh (thứ 10), Mỹ (thứ 12), Ý (thứ 16) và Trung Quốc (thứ 17).
Nhóm nền kinh tế các quốc gia ở châu Phi gồm Nigeria, Gabon, Guinea, Liberia và Angola giữ mức tăng trưởng dự báo là thấp nhất trên thế giới theo đánh giá của các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm tăng trưởng của Đại học Harvard. Theo đó, Angola (-2,51 điểm) đứng cuối bảng xếp hạng năm nay của Đại học Harvard.
Jamaica và Kenya bị thiệt hại nặng nề về kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, các quốc gia có khả năng đa dạng hóa trong cơ cấu xuất khẩu như Thái Lan có thể dễ dàng chuyển đổi linh hoạt việc tập trung sản xuất giữa các ngành khác nhau để hạn chế thiệt hại kinh tế.
Gia tộc giàu nhất thế giới mất hơn 11 tỷ USD trong 1 ngày
Tài sản của gia đình Walton sụt giảm mạnh vào ngày 26/7, do giá cổ phiếu của Walmart lao dốc khi hạ dự báo lợi nhuận lần thứ hai trong năm nay.