Vốn hóa của Hòa Phát vượt 10 tỷ USD trên thị trường chứng khoán

Với tổng số hơn 4,4 tỷ cổ phiếu đang lưu hành (bao gồm cổ phiếu được phát hành để trả cổ tức), vốn hóa của HPG đã đạt tới trên 235.000 tỷ đồng, tương đương hơn 10 tỷ USD.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/5/2021, mã chứng khoán HPG của Tập đoàn Hòa Phát sau điều chỉnh đạt mức tăng trần 52.700 đồng/cổ phiếu.

Với tổng số hơn 4,4 tỷ cổ phiếu đang lưu hành (bao gồm cổ phiếu được phát hành để trả cổ tức), vốn hóa của HPG đã đạt tới trên 235.000 tỷ đồng, tương đương hơn 10 tỷ USD.

thep-hoa-phat-4-1024x678.jpg

Phiên giao dịch ngày 31/5 là ngày HPG giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức 5% bằng tiền mặt và 35% bằng cổ phiếu. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử HPG đạt mức giao dịch trên 60 triệu cổ phiếu trong một phiên, cao hơn khối lượng cả ngày của bất kỳ phiên nào trước đây.

HPG cũng là cổ phiếu liên tục dẫn đầu về khối lượng và giá trị giao dịch. Giá trị giao dịch HPG phiên đầu tuần đạt 3.200 tỷ đồng, chiếm 1/4 thanh khoản nhóm VN30 và 8,8% tổng sàn HOSE.

Với khối lượng giao dịch lớn nhất từ trước tới nay, vốn hóa của Tập đoàn Hòa Phát trên thị trường chứng khoán vững vàng trong Top 4 mã cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất và có tác động tích cực tới chỉ số chung của thị trường cũng như rổ VN30.

Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 5, TTCK Việt Nam ghi nhuận 43 doanh nghiệp có vốn hóa tỷ USD, trong đó top 10 về vốn hóa tiếp tục có sự xáo trộn. Bốn vị trí dẫn đầu thuộc về VIC của Vingroup (HoSE: VIC), VCB của Vietcombank (HoSE: VCB), VHM của Vinhomes (HoSE: VHM) và HPG của Hòa Phát (HoSE: HPG). Vốn hóa của cả 4 doanh nghiệp này đều đạt trên 10 tỷ USD (231.450 tỷ đồng).

43 doanh nghiệp vốn hóa tỷ USD.

Cổ phiếu VNM của Vinamilk (HoSE: VNM) sau khi bị HPG "vượt mặt" về vốn hóa ở ngay đấu tháng năm thì sau đó tiếp tục tụt thêm 2 bậc xuống vị trí thứ 7 trong top vốn hóa toàn TTCK. Hai cổ phiếu tiếp theo vượt qua VNM là CTG của VietinBank (HoSE: CTG) và BID của BIDV (HoSE: BIDV).

CHẤN HƯNG