Vụ ngược hành hạ mẹ ruột ở Long An: Ngược đãi cha mẹ sẽ bị xử lý như thế nào?

Pháp luật quy định như thế nào về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình?

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình là hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Điều 151 Bộ luật hình sự quy định hai hành vi phạm tội, đó là hành vi ngược đãi và hành vi hành hạ nhưng đối với nhiều đối tượng khác nhau như: ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng người có hành vi ngược đãi. Đây là tội phạm quy định nhiều hành vi khác nhau với nhiều đối tượng bị xâm phạm khác nhau nhưng do cùng tính chất, mức độ nguy hiểm nên nhà làm luật quy định chung trong cùng một điều luật.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Vì vậy, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà định tội cho phù hợp. Nếu chỉ có hành vi ngược đãi thì định tội là ngược đãi, nếu chỉ có hành vi hành hạ thì định tội là hành hạ, nếu có cả hai hành vi ngược đãi và hành hạ thì định tội là ngược đãi và hành hạ mà không dùng từ hoặc, ngược đãi ai thì định tội theo đối tượng bị xâm phạm. Ví dụ: ngược đãi ông bà thì định tội là ngược đãi ông bà mà không định tội đầy đủ như điều luật quy định; nếu người phạm tội chỉ có hành vi hành hạ vợ thì cũng chỉ định tội là hành hạ vợ mà không định tội là hành hạ vợ chồng…

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo Điều 151, Tòa án cũng phải căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII Bộ luật hình sự. Nếu người phạm tội chỉ ngược đãi hoặc hành hạ một người, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng, thì Tòa án có thể áp dụng hình phạt cảnh cáo hoặc cải tạo không giam giữ; nếu người phạm tội vừa có hành vi ngược đãi, vừa có hành vi hành hạ, vừa đã bị xử phạt hành chính vừa gây hậu quả nghiêm trọng, ngược đãi, hành hạ đối với nhiều người, có nhiều tình tiết tăng nặng, không có hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt tù. Khi áp dụng hình phạt tù, nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự thì có thể cho người phạm tội được hưởng án treo.

Mới đây, một vụ việc ngược đãi, hành hạ mẹ ruột đã xảy ra tại Long An gây bức xúc dư luận.

Theo đó, một đoạn clip khoảng 7 phút, ghi lại hình ảnh một người phụ nữ bạo hành một cụ bà xảy ra ở xã Long Hòa, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.

Người phụ nữ đánh đập mẹ già ở Long An.
Người phụ nữ đánh đập mẹ già ở Long An.

Sau khi tiếp nhận thông tin sự việc, UBND huyện Cần Đước đã chỉ đạo công an huyện phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan xác minh vào cuộc điều tra, xử lý theo quy định của pháp.

Chiều 8/9, Lãnh đạo Công an tỉnh Long An thông tin, đơn vị công an huyện Cần Đước (tỉnh Long An) quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với bà Nguyễn Thị Hoa (SN 1964, ngụ xã Long Hòa, tỉnh Long An) để điều tra hành vi “Ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình”.

TRÚC BÌNH

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương