Y tế TP.HCM chuẩn bị ra sao để trị COVID-19 khi lực lượng chi viện rút quân?

Hiện TP.HCM có 10 trung tâm hồi sức cấp cứu, trong đó 3 trung tâm hồi sức lớn thuộc Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức và Trung ương Huế quản lý.

Bệnh viện hồi sức COVID-19 TP Thủ Đức là nơi nơi nhận được sự chi viện đông đảo các lực lượng y tế từ cả nước. Theo thống kê có 11 đơn vị (bệnh viện trung ương và địa phương) với gần 500 nhân viên y tế chi viện hỗ trợ điều trị gần 3 tháng qua.

TS.BS Nguyễn Tri Thức - giám đốc điều hành bệnh viện này - chia sẻ: "Tất cả y bác sĩ chi viện đã làm việc hết mình, khi dịch bệnh tạm ổn, tôi nghĩ cần cho họ có khoảng thời gian nghỉ ngơi tái tạo sức lao động". 

Y tế TP.HCM chuẩn bị ra sao để trị COVID-19 khi lực lượng chi viện rút quân?

Bác sĩ Thức cho rằng số ca mắc, chuyển nặng giảm; các bệnh viện tầng 1 và 2 tương đối vắng bệnh nhân, do đó không còn quá lo lắng về áp lực điều trị. 

TS.BS Nguyễn Thanh Vinh - phó giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng, kiêm quản lý Bệnh viện dã chiến số 10 (TP Thủ Đức) - cho hay khi lượng bệnh nhân ngày càng giảm, việc rút quân là hợp lý. 

Trong khi đó, bác sĩ Trần Chánh Xuân - giám đốc Bệnh viện COVID-19 Củ Chi - cho hay đơn vị được chi viện của 3 đoàn y bác sĩ (70 người) từ các tỉnh. 

PGS.TS Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - khẳng định nhờ sự hỗ trợ kịp thời từ các nguồn nhân lực y tế khắp cả nước, giúp ngành y tế TP triển khai đồng thời "2 mũi giáp công", đó là mô hình điều trị 3 tầng và điều trị, chăm sóc dựa vào cộng đồng. Cả "2 mũi giáp công" này đã mang đến hiệu quả tích cực.

Theo thống kê, hiện TP.HCM có 10 trung tâm hồi sức cấp cứu, trong đó 3 trung tâm hồi sức lớn thuộc Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức và Trung ương Huế quản lý. Dự kiến, các trung tâm hồi sức này sau khi nhân sự rút quân vẫn được duy trì, theo hình thức sáp nhập vào các bệnh viện dã chiến gồm số 16, 13 và 14.

Trước đó, ngành y tế TP.HCM đã chủ động cử lực lượng y tế của nhiều bệnh viện "cắm chốt" cùng làm việc để học tập, chuyển giao kỹ thuật.

TS.BS Nguyễn Thế Vũ - phó giám đốc phụ trách Bệnh viện quận 7 - chia sẻ đơn vị được giao tiếp quản một phần công việc khi trung tâm hồi sức Bệnh viện Bạch Mai rút. Gần hai tháng nay, bệnh viện đã cử 9 bác sĩ, 11 điều dưỡng sang trung tâm hồi sức Bệnh viện Bạch Mai vừa học vừa làm.

Bệnh viện Nhân dân 115 bgoài nhân sự cơ hữu đang điều trị COVID-19 tại bệnh viện còn "chia lửa" phụ trách 300 giường hồi sức tại Bệnh viện hồi sức Thủ Đức và hỗ trợ Bệnh viện điều trị COVID-19 Bình Chánh. 

Theo Sở Y tế TP, ngoài các đơn vị được phân công chính, ngành y tế sẽ điều động luân phiên thêm bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên từ các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thành phố; quận, huyện đến các "bệnh viện dã chiến 3 tầng". 

TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết ngành y tế TP phải tiếp tục kiểm soát ngăn ngừa dịch bệnh. 

Và thời gian tới, khi các lực lượng chi viện rút quân, ngành y tế TP phải tiếp tục theo dõi sát tình hình dịch bệnh, tránh tình trạng để số ca mắc tăng đột ngột mất kiểm soát gây quá tải hệ thống điều trị. 

Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho rằng với tình hình dịch bệnh đang có chiều hướng giảm, ngành y tế TP đang dần đáp ứng nhu cầu chăm sóc điều trị, cơ bản đủ sức tiếp quản khi các lực lượng chi viện rút quân. 

Tuy nhiên, theo ông, ngành y tế cần phải có một hệ thống dự phòng cho tương lai, bằng việc củng cố hệ thống y tế cơ sở, thông qua điều chỉnh nhiều chính sách, cơ chế phù hợp nhằm thu hút nguồn nhân lực.

"Việc rút quân vì thế cũng được xây dựng theo lộ trình, không thay đổi quá đột ngột. Khi số lượng ca bệnh giảm, các bệnh viện mới lần lượt đóng cửa hoặc dồn bệnh nhân lại một bệnh viện để tránh việc duy trì một hệ thống hồi sức kéo dài gây lãng phí", TS.BS Vĩnh Châu nói.

Thanh Mai

Đã có có vắc xin chống sốt rét đầu tiên dành cho trẻ em

Đã có có vắc xin chống sốt rét đầu tiên dành cho trẻ em

Chuyên gia nhận định việc WHO chính thức khuyến nghị sử dụng vắc xin chống sốt rét sẽ mang lại tia hy vọng cho châu Phi.