Chất độc xyanua là gì? 7 sự thật 'khủng khiếp' về xyanua

Xyanua là một trong những chất độc nhất trên Trái đất. Chỉ cần vài chục mg xyanua xâm nhập qua đường miệng sẽ giết chết một người.

Theo nhiều tài liệu, xyanua (còn gọi là Axit xianhidric ) ký hiệu HCN là một loại axit rất độc. Trong công nghiệp luyện kim, xyanua được đem ngâm với quặng chứa vàng, bạc để tạo ra dung dịch có chứa xyanua vàng, bạc.

Sau đó, hỗn hợp này sẽ được phân kim lần nữa để thu vàng, bạc tinh khiết. Ông Nguyễn Văn Sơn, Trưởng phòng Nghiệp vụ Y (Sở Y tế tỉnh Quảng Nam) cho biết, đối với ngành y thì xyanua được xem là một độc chất.

Loại độc chất này thường có nhiều trong củ sắn mì nên nếu ăn nhiều loại sắn này cũng gây ngộ độc cyanua. Về cơ chế ngộ độc, ông Sơn cho hay, khi vào cơ thể, cyanua lập tức gắn với nguyên tố sắt có trong nguyên tố hemoglobin (trong hồng cầu của con người).

Chất độc xyanua là gì? 7 sự thật 'khủng khiếp' về xyanua

7 sự thật 'khủng khiếp' về xyanua, chất độc có thể giết người trong vài phút

1. Xyanua là một trong những chất độc nhất trên Trái đất, có thể "hạ gục" một người khỏe mạnh với khoảng 50 - 200mg xâm nhập qua đường miệng.

2. Tuy là chất độc cực mạnh nhưng xyanua lại là hóa chất phổ biến nhất trên thế giới. Xyanua tồn tại dưới nhiều hình thức: Thể rắn, lỏng, hay khí. Chất độc này có mặt ở khắp mọi nơi từ cây trồng, thực phẩm cho tới thuốc lá hay khói từ nhựa cháy.

3. Khí hydro cyanua không màu và có vị đắng như quả hạnh nhân. Nhưng chỉ có 40% dân số thế giới có khả năng ngửi được mùi này mà thôi.

4. Khí hydro xyanua có khả năng cản trở việc sử dụng oxy của cơ thể nên chỉ với lượng nhỏ (khoảng 0,2% khí hydro xyanua) cũng có thể khiến não, tim bị rối loạn và kết cục là nạn nhân sẽ tử vong trong vòng 1 phút.

Chất độc xyanua là gì? 7 sự thật 'khủng khiếp' về xyanua

5. Xyanua được tìm ra lần đầu tiên năm 1782 và đã giết chết chính "cha đẻ" của mình, nhà hóa học nổi tiếng Karl Scheele. Vào thời điểm đó, người ta chưa biết hết về độc tính của các loại hóa chất và cũng chưa có các biện pháp bảo đảm an toàn lao động.

Karl có thói quen xấu là tiếp xúc với hóa chất, bằng tất cả các giác quan nhất là khứu giác và vị giác. Trong một lần thử hydro xyanua, do sự tích tụ cùng lúc các chất thủy ngân, chì, axit flohydric và một số chất khác nên Karl đã tử vong vì nhiễm độc kim loại nặng ở tuổi 44.

Chất độc xyanua là gì? 7 sự thật 'khủng khiếp' về xyanua

6. Là chất độc nhưng trong một số trường hợp khẩn cấp xyanua có thể được sử dụng làm thuốc.

7. Hàm lượng xyanua trong măng tươi rất cao, khoảng 230mg trong một kg măng củ. Do vậy, trước khi ăn cần phải rửa, luộc thật kỹ măng tươi.

PV (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương