Đài Loan (Trung Quốc) điều tra một phụ nữ nghi ngờ lây nhiễm COVID-19 từ chuột thí nghiệm

Theo khuyến cáo của Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước không nên sử dụng phần mềm Zoom để phục vụ các buổi họp trực tuyến tại đơn vị mình.

Nữ nhân viên trên, làm việc tại Academia Sinica - viện nghiên cứu hàng đầu của Đài Loan, được xác định mắc COVID-19 vào tháng trước. Giới chức y tế Đài Loan cho biết nữ nhân viên này đã bị chuột cắn 2 lần. Những con chuột này nhiễm virus SARS-CoV-2.

Tuy nhiên, nhà chức trách vẫn đang nỗ lực xác định liệu việc bị chuột cắn có phải là nguyên nhân khiến nữ nhân viên trên nhiễm virus hay không hay cô này bị lây ở nơi khác ngoài phòng thí nghiệm.

Trao đổi với báo giới, người đứng đầu cơ quan y tế Đài Loan Chen Shih-chung cho rằng khả năng nữ nhân viên trên lây nhiễm từ nơi làm việc là cao hơn vì Đài Loan không ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng trong nhiều tuần qua.

Tuy nhiên, giới chức y tế vẫn đang điều tra để xác định giữa khả năng lây nhiễm do chuột cắn hay do môi trường.

6df5b7ce-868b-405a-9532-e899e86c934a_582097c9.jpg
Vụ việc liên quan đến phòng thí nghiệm có nguy cơ làm mất đi thành công khó giành được của Đài Loan trong việc dập dịch COVID-19. Ảnh: Shutterstock

Theo SCMP. cơ quan y tế đã xác định 94 người đã tiếp xúc với nhân viên phòng thí nghiệm kể từ khi cô ấy bị nhiễm bệnh, chủ yếu là đồng nghiệp và bạn thân và đưa họ vào diện cách ly.

Vùng lãnh thổ Đài Loan được đánh giá có công tác phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả.

Tới nay, Đài Loan mới chỉ ghi nhận hơn 14.500 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 848 ca tử vong do COVID-19 kể từ đầu đại dịch. Ca lây nhiễm trong cộng đồng được xác nhận gần đây nhất là vào ngày 5/11.

Trung tâm Nghiên cứu Bộ gen của Academica Sinica, nơi bệnh nhân mới nhất làm việc, có một trong 18 phòng thí nghiệm An toàn sinh học cấp độ 3 của Đài Loan, xếp hạng an ninh cao thứ hai.

22.png
Trung tâm Nghiên cứu Bộ gen của Academica Sinica, nơi có một trong 18 phòng thí nghiệm An toàn sinh học cấp độ 3 ở Đài Loan. Ảnh: Facebook

Nghiên cứu được thực hiện tại phòng thí nghiệm bao gồm thu thập và nhân giống mầm bệnh, xét nghiệm vi sinh và miễn dịch học dựa trên tế bào cũng như đánh giá hiệu quả của vaccine và chất bổ trợ trên các mô hình động vật nhỏ, theo trang web của tổ chức này.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), nguy cơ động vật lây lan COVID-19 sang người được coi là thấp dựa trên thông tin sẵn có.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cho biết cần có các nghiên cứu sâu hơn để hiểu liệu các động vật khác nhau có thể bị ảnh hưởng bởi virus này như thế nào.

CDC cho biết, mặc dù hiếm gặp nhưng một số COVID-19 lây nhiễm cho động vật có thể lây sang người trước khi truyền qua tiếp xúc từ người sang người, chẳng hạn như với Sars-CoV-2, có khả năng bắt nguồn từ dơi.

CDC cho biết không có bằng chứng cho thấy động vật đóng một vai trò quan trọng trong việc lây lan COVID-19.

NGỌC CHÂU

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương