Đề xuất phải có chứng chỉ tiền hôn nhân mới được kết hôn

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy đề nghị bổ sung quy định muốn kết hôn phải có chứng chỉ tiền hôn nhân.

Ngày 13/1 vừa qua, Đoàn giám sát của Quốc hội đã có buổi Hội thảo về phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng và cơ sở giáo dục. Tại buổi hội thảo, TS Nguyễn Xuân Thủy, Học viện cảnh sát nhân dân đưa ra nhận định trong tình trạng xâm hại trẻ em nói chung và cơ sở nói riêng có một phần trách nhiệm của gia đình.

“Nhiều phụ huynh mải mê làm ăn, lo toan cuộc sống nên ít quan tâm đến con em mình hoặc do bố mẹ ly thân, ly hôn nên phó mặc việc quản lý, giáo dục con cái cho ông bà hoặc những người khác, cho cả các nhà trường”, ông Thủy nhấn mạnh.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy, Học viện Cảnh sát nhân dân, nêu đề xuất tại hội nghị.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy, Học viện Cảnh sát nhân dân, nêu đề xuất tại hội nghị.

Theo ông Thủy, cần phải đưa ra các giải pháp để chấm dứt tình trạng này, đồng thời nâng cao vai trò của gia đình trong việc giải quyết các vấn đề. Ông Thủy cũng kiến nghị sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình để tăng cường trách nhiệm của gia đình trong việc ngăn chặn trẻ bị xâm hại, phạm tội.

“Cần bổ sung quy định về điều kiện kết hôn trong luật Hôn nhân và gia đình theo hướng phải có chứng chỉ tiền hôn nhân thì mới được đăng ký kết hôn”, ông Thủy nói. Đồng thời ông cũng đề xuất để có chứng chỉ này, những người muốn kết hôn phải "trải qua một lớp học về hôn nhân và gia đình, trong đó học cách làm cha, làm mẹ, học cách làm vợ, làm chồng, học cách dạy con trai, dạy con gái…".

Ông nêu các dẫn chứng ở một số nước trên thế giới, mỗi người phải hiểu kết hôn là gì, trách nhiệm khi kết hôn ra sao và phải viết đơn thư tay tự nguyện kết hôn, chỉ định danh tính cũng như nghĩa vụ của đối phương sau khi kết hôn…

Đối với cha mẹ có con 16 tuổi, ông Thủy đề xuất bổ sung trách nhiệm dân sự, hình sự, hành chính với phụ huynh khi con phạm tội bị kết án nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm nuôi dạy con cái của gia đình.

Tại hội thảo, ông Thủy nêu ý kiến về việc bổ sung quy định cho người đồng tính được kết hôn hoặc sống chung để đảm bảo lợi ích con người cũng như dần thay đổi quan niệm của xã hội, bớt đi cái nhìn định kiến và giúp những người thuộc LGBT hòa nhập hơn nữa. Bên cạnh đó, ông nhấn mạnh một số trường hợp con của những người đồng tính rất dễ trở thành nạn nhân của xâm hại tình dục trong trường học.

“Theo một thống kê không đầy đủ của một số tổ chức xã hội thì hầu hết các trẻ em của các gia đình đồng giới này đều là đối tượng bị xâm hại trong các cơ sở giáo dục. Điều này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tâm sinh lý của trẻ em trong các gia đình này và đây cũng là một trong các nguồn của tội phạm nói chung, nguồn của tội phạm trẻ em nói riêng”, ông Thủy cho hay.

Đối với người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra xâm hại trẻ em, ông Thủy cho rằng nên tăng cường hơn nữa vai trò của nhà trường, chính quyền để bảo vệ trẻ em. Ông Thủy đề nghị Chính phủ bổ sung quy định người đứng đầu cơ sở giáo dục hay địa phương có trẻ em bị xâm hại phải chịu trách nhiệm liên đới, tùy theo mức độ để truy cứu, cách chức vụ hay hạ chức vụ, chuyển công tác, kỷ luật hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ có thời hạn...

Thanh Mai

Mua quần áo trẻ em xuất khẩu, phân biệt hàng xịn và nhái như thế nào?

Mua quần áo trẻ em xuất khẩu, phân biệt hàng xịn và nhái như thế nào?

Những thông tin dưới đây sẽ giúp các mẹ phân biệt, lựa chọn được sản phẩm ưng ý cho con mình, tránh việc mua phải hàng nhái với giá của hàng xịn.