Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ tháng năm 2009

Xuất khẩu của Nhật Bản đã giảm trong tháng 5 với tốc độ nhanh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 khi các lô hàng xe hơi ở Mỹ lao dốc.

Đây có thể dẫn đến sự sụt giảm sâu hơn trong quý II của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới trong quý II này. Nhu cầu đối với xe hơi toàn cầu yếu và chi tiêu cho thương mại giảm sẽ gây ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu này. 

Sự ảnh hưởng này diễn ra khi ngay cả thương mại ở Trung Quốc cho thấy tin hiệu phục hồi và hy vọng nhu cầu đại lục có thể bù đắp cho sự yếu trong các đối tác thương mại lớn khác.

Dữ liệu chính thức hôm nay (17/6) cho thấy xuất khẩu của Nhật Bản đã giảm 28,3% trong năm tính đến tháng 5, mức sụt giảm lớn nhất kể từ tháng 9/2009. Con số này tệ hơn so với khảo sát của Reuters đối với các nhà kinh tế là 26,1% và kéo dài hai con số giảm trong tháng thứ 3 liên tiếp.

Container tại một cảng công nghiệp trong Khu công nghiệp Keihin ở Kawasaki, Nhật Bản ngày 12/9/2018. Ảnh: Reuters.
Container tại một cảng công nghiệp trong Khu công nghiệp Keihin ở Kawasaki, Nhật Bản ngày 12/9/2018. Ảnh: Reuters.

Xuất khẩu tại Mỹ - thị trường trọng điểm của Nhật Bản giảm 50% và đây con số sụt giảm hàng năm sâu nhất kể từ tháng 3/2009, nguyên nhân là do hơn 70% các lô hàng xe hơi và phụ tùng xe hơi sụt giảm. Nhật Bản là nước xuất khẩu ô tô lớn thứ hai thế giới.

Takeshi Minami, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Norinchukin cho biết, "khi Châu Âu và Châu Mỹ bắt đầu mở cửa trở lại, xuất khẩu có thể đã chạm đáy vào tháng 5."

Điều đó nói rằng, khi các trường hợp nhiễm COVID-19 mới gia tăng ở Bắc Kinh, thật khó để mong đợi sự phục hồi ổn định. Nếu tình huống như vậy kéo dài và sẽ giáng một đòn mạnh vào các công ty nhỏ, làm tăng nguy cơ phá sản và thất nghiệp trong nửa cuối năm tài khóa 2020.

Xuất khẩu ở Mỹ giảm xuống còn 588 tỷ Yên (5,48 tỷ USD), mức thấp nhất kể từ tháng 2/2009, làm giảm thặng dư thương mại của Nhật Bản với Mỹ xuống còn 10 tỷ Yên, mức nhỏ nhất kể từ tháng 1/1979.

Sự sụt giảm trong xuất khẩu xe hơi ở Mỹ đè nặng lên các cổ phiếu của hãng ô tô Nhật Bản như Mazda Motor, Hino Motors và Isuzu Motors đều mất hơn 4%.

Trong khi các chỉ số gần đây cho thấy nền kinh tế Mỹ bắt đầu mở cửa trở lại sau thời gian phong tỏa do đại COVID-19, tuy nhiên hiện các doanh nghiệp vẫn đang đối phó với các tác động của việc hạn chế đi lại và giản cách xã hội.

Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ tháng năm 2009

Trên thế giới, các nhà sản xuất ô tô đang vật lộn để phục hồi sau khi bị phong tỏa ở nhiều quốc gia làm giảm nhu cầu về xe hơi. Nissan Motor đã công bố kế hoạch cắt giảm năng lực sản xuất khoảng 1/5 nhằm giảm chi phí, sau khi trượt doanh số.

Xuất khẩu sang Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản, đã giảm 1,9% trong năm tính đến tháng 5, do sự sụt giảm trong nguyên liệu hóa học, xe hơi và thiết bị sản xuất chip. Theo sau mức giảm 4% hàng năm của tháng trước.

Các chuyến hàng đến châu Á, chiếm hơn 50% xuất khẩu của Nhật Bản đã giảm 12% và xuất khẩu sang Liên minh châu Âu cũng giảm 33,8%.

Có thể nói đây là sự sụt giảm mạnh chưa từng có và cho thấy nền kinh tế thế giới vốn được dự báo sẽ chứng kiến đợt suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc đại suy thoái những năm 1930. Chính phủ Nhật Bản hôm 15/6 đã đưa ra gói kích thích kinh tế lớn kỷ lục, 1.000 tỷ USD, sau những nỗ lực của chính phủ nhằm ngăn chặn nền kinh tế trượt sâu hơn trong suy thoái với các gói kích thích tài chính trị giá 2,2 nghìn tỷ USD, còn Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã mở rộng chính sách kích thích liên tiếp.

Trong khi ngân hàng trung ương mong đợi sự phục hồi kinh tế dần dần trong nửa sau, sự sụp đổ trong các cuộc điều tra thương mại và tình hình ảm đạm cho thấy các ngành công nghiệp còn một chặng đường dài để trở lại bền vững.

Các nhà phân tích cảnh báo quý hiện tại sẽ đặc biệt thảm khốc khi người tiêu dùng ở nhà và các doanh nghiệp đóng cửa.

Trong một cuộc khảo sát của Reuters Tankan  hôm 16/6 cho thấy, nỗi đau mà cuộc khủng hoảng sức khỏe đã làm giảm niềm tin của các nhà sản xuất xuống mức thấp nhất trong 11 năm.

Phản ánh nhu cầu trong nước yếu cũng như sự sụp đổ của giá dầu thô, nhập khẩu nói chung đã giảm 26,2% trong năm tính đến tháng 5, đây là mức giảm sâu nhất kể  từ tháng 10/2009.

Theo Reuters

NGỌC CHÂU

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương