Nobel Kinh tế 2019: Người phụ nữ phá vỡ quan điểm giảm nghèo truyền thống

Người phụ nữ giành giải Nobel Kinh tế năm nay được kỳ vọng là người có thể thay đổi nền kinh tế thế giới.
Giải Nobel Kinh tế 2019 được trao cho Michael Kremer, Esther Duflo và Abhijit Banerjee
Giải Nobel Kinh tế 2019 được trao cho Michael Kremer, Esther Duflo và Abhijit Banerjee

Nhà kinh tế học Esther Duflo đã được trao giải thưởng Nobel về kinh tế năm 2019 cùng với chồng là Abhijit Banerjee và đồng nghiệp Michael Kremer "vì cách tiếp cận thử nghiệm của họ để giảm nghèo toàn cầu”.

Thông cáo báo chí của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển nhấn mạnh: "Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm của họ hiện hoàn toàn thống trị kinh tế phát triển. 

Bớt các khoản đầu tư vô bổ

“Nghiên cứu của những người đoạt giải năm nay đã cải thiện khả năng chống đói nghèo toàn cầu. Chỉ trong hai thập kỷ, cách tiếp cận dựa trên thí nghiệm mới của họ đã thay đổi kinh tế học phát triển, hiện đang là một lĩnh vực nghiên cứu nở rộ" - thông báo của Viện Hàn lâm khoa học Thuỵ Điển giải thích.

Bất chấp những cải thiện mạnh mẽ gần đây, loài người vẫn đang đối mặt với nạn đói nghèo khi có hơn 700 triệu người vẫn sống bằng thu nhập cực kỳ thấp. Hằng năm, khoảng 5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do những căn bệnh có thể ngăn ngừa hoặc chữa được bằng những phương pháp không quá tốn kém.

"Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm của họ hiện hoàn toàn thống trị kinh tế phát triển. 

 Ba nhà kinh tế đoạt giải năm nay đã đưa ra cách tiếp cận mới để chống đói nghèo, theo phương cách chia nhỏ vấn đề để dễ quản lý hơn. Chẳng hạn họ quan niệm cần đưa ra các biện pháp hiệu quả cho giáo dục và sức khoẻ như một cách để giảm gánh nặng kinh tế tương lai.

Với tư cách là đồng sáng lập và đồng giám đốc của Abdul Latif Jameel Poverty Action Lab (J-PAL) – một trung tâm nghiên cứu các chính sách xoá đói giảm nghèo, Duflo cùng chồng và  các cộng sự của mình đã các hỗ trợ hơn 400 triệu người trên thế giới nhờ các chương trình nghiên cứu giảm nghèo của mình.

Esther Duflo, FBA (sinh ngày 25/10/1972) là một nhà kinh tế người Mỹ gốc Pháp, là Giáo sư về xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế của Viện Khoa học công nghệ Massachusetts.

Esther Duflo cùng Ahijit Banerjee nhận định rằng cần phải có các biên pháp để tăng tính hiệu quả trong đầu tư giáo dục. Chẳng hạn ở Kenya, các đầu tư cho sách giáo khoa hầu như không thúc đẩy việc học. Còn ở Ấn Độ, tại Vadodara, thậm chí có những học sinh lớp 3 không thể trả lời đúng câu hỏi kiểm tra dành cho học sinh lớp 1. Vì vậy cả 2 tác giả đều cho rằng việc cần làm là bổ sung các cách để cải thiện chất lượng trường học.

Bà làm thay đổi quan niệm muốn giảm nghèo phải đổ nhiều tiền.

Duflo cho rằng phải sử dụng một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên hạn hẹp. Lý thuyết này được phát triển dựa trên luận án tiến sĩ của bà khi nghiên cứu hiệu quả việc sử dụng tài nguyên địa phương, thông qua việc nghiên cứu dữ liệu các trường học ở Indonesia.

Bộ ba đã tiến hành dự án ở nhiều quốc gia.

Vào thập niên 90, Michael Kremer  thử nghiệm một số biện pháp can thiệp vào giáo dục ở miền Tây Kenya.  

Trong khi đó, vợ chồng Abhijit Banerjee và Esther Duflo thực hiện các thử nghiệm tương tự ở Ấn Độ và một số quốc gia khác. Hơn 5 triệu trẻ em Ấn Độ đã được hưởng lợi từ chương trình dạy kèm và chia nhỏ lớp trong trường học.

Esther Duflo cùng Abhijit Banerjee trong một dự án ở Hyderabad (Ấn Độ) năm 2007 (Ảnh: BBC)
Esther Duflo cùng Abhijit Banerjee trong một dự án ở Hyderabad (Ấn Độ) năm 2007 (Ảnh: BBC)

Với chăm sóc sức khoẻ, Esther Duflo còn làm một thí nghiệm chống bệnh thiếu máu. Bà đưa chương trình bổ sung muối ăn có đủ chất sắt theo chương trình trợ giá và không trợ giá vào hơn 400 làng ở Ấn Độ. Việc phân bố ngẫu nhiên 2 loại muối cho thấy những đồng tiền nhỏ chỉ có thể hỗ trợ phần nào, vấn đề chính vẫn là phải sử dụng tiết kiệm được các nguồn lực.

Một dự án khác bà Duflo đạt thành công là đưa dự án trị giun có hiệu quả đến trẻ em châu Phi. Thậm chí các nghiên cứu còn chỉ là việc giảm tỷ lệ nhiễm giun còn khiến tăng tỷ lệ đến trường của các em.

Những thử nghiệm của bộ ba cũng khiến các khoản trợ cấp tập trung hơn vào chăm sóc y tế dự phòng ở nhiều quốc gia.

Những thử nghiệm của Duflo và đồng nghiệp được áp dụng phạm vi lớn
Những thử nghiệm của Duflo và đồng nghiệp được áp dụng phạm vi lớn

Mặt khác, bà cũng không tán thành quan niệm của một số đồng nghiệp ở Đại học New York, những người này cho rằng viện trợ phát triển là vô bổ vì nó làm cho người nghèo thiếu tinh thần tự chịu trách nhiệm.

Chẳng hạn, Duflo đưa ra nghiên cứu chứng minh rằng khi có sự khuyến khích tiêm chủng thì tỷ lệ phụ huynh đưa con đi tiêm chủng bệnh đậu mùa ở các vùng nông thôn Ấn Độ tăng cao.

Phạm vi nghiên cứu và áp dụng của vợ chồng Duflo và Banerjee rất lớn: từ sử dụng phân bón của nông dân Kenya, nguồn nước ở Morocco hay đào tạo bác sĩ ở Ấn Độ.

Esthe Duflo cùng nông dân trồng cà phê ở Rwanda - một nước ở trung Phi (Ảnh: The NewYorker)
Esthe Duflo cùng nông dân trồng cà phê ở Rwanda - một nước ở trung Phi (Ảnh: The NewYorker)

 Những thử nghiệm này đều thực hiện trên các mẫu ngẫu nhiên và có kiểm soát chặt chẽ.

Nguồn cảm hứng cho nữ giới ở lĩnh vực nam giới thống trị

Duflo sinh năm 1972 tại Paris. Cha của bà Michel Duflo là một giáo sư toán học và mẹ bà là một bác sĩ. Thời thơ ấu, mẹ bà thường tham gia các dự án nhân đạo y tế.

Chưa cần đến giải Nobel, Esther Duflo đã là một trong những chuyên gia kinh tế nữ có ảnh hưởng lớn nhất thế giới.

Bà được thăng giáo sư vào năm 2002, lúc 29 tuổi, trở thành một trong những giảng viên trẻ nhất được trao hàm này.

Năm 2009, bà trở thành người nhận đầu tiên của giải thưởng quốc tế Calgo-Armengol về những đóng góp của bà cho lí thuyết và sự hiểu biết các cơ chế tương tác xã hội, giáo dục, tín dụng nhỏ, chính sách y tế. Tờ tạp chí Mỹ Foreign Policy đưa bà vào danh sách 100 nhà trí thức của thế giới năm 2008. Bà là 1 trong 8 nhà kinh tế học trẻ trên thế giới trong danh sách của tờ The Economist.

Chưa cần đến giải Nobel, Esther Duflo đã là một trong những chuyên gia kinh tế nữ có ảnh hưởng lớn nhất thế giới.
Chưa cần đến giải Nobel, Esther Duflo đã là một trong những chuyên gia kinh tế nữ có ảnh hưởng lớn nhất thế giới.

 Năm 2010, Hiệp hội Kinh tế Mỹ (American Economic Association) đã trao tặng bà huy chương John Bates Clark. Tạp chí Time gọi bà là một trong 100 người ảnh hưởng nhất thế giới vào tháng 4/2011.

Cùng làm việc tại Viện nghiên cứu Massachussets, Esther Duflo và Banerjee đã kết hôn với nhau năm 2012 và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống nhiều năm qua. Họ đã xuất bản hàng chục bài nghiên cứu cùng nhau. Họ cũng viết chung 2 quyến sách có tên “Kinh tế nghèo (2011) và “Kinh tế tốt cho thời điểm khó khăn” năm 2019.

Cuốn Kinh tế nghèo đúc kết thành quả 15 năm nghiên cứu về xoá đòi giảm nghèo của cả 2. Chủ nhân giải Nobel Kinh tế 1998 Amartya Sen gọi nó là "một cuốn sách sâu sắc tuyệt vời của hai nhà nghiên cứu xuất sắc về bản chất thực sự của nghèo đói”. Còn tờ Financial Times đánh giá là cuốn sách kinh tế đáng giá nhất trong năm 2011.

Vợ chồng Esther Duflo và Ahijit Banerjee
Vợ chồng Esther Duflo và Ahijit Banerjee

 Trả lời trước tin được giải thưởng danh giá nhất năm 2019, Duflo bày tỏ với tờ MIT News: “Chúng tôi vô cùng hạnh phúc. Chúng tôi cảm thấy thật may mắn là công việc của mình được thừa nhận”. Theo bà, đây là một nỗ lực tập thể. “Chúng tôi không thể có vinh quang này nếu thiếu hàng trăm nghiên cứu viên và nhân viên”, Duflo nhấn mạnh.   

 “Nó cho thấy phụ nữ có thể thành công và được công nhận sự thành công đó.Tôi hy vọng (mình) có thể là cảm hứng cho nhiều người phụ nữ khác tiếp tục công việc và nhiều người đàn ông dành cho phụ nữ sự tông trọng mà họ xứng đáng”, Duflo nhấn mạnh.

"Tôi hy vọng (mình) có thể là cảm hứng cho nhiều người phụ nữ khác tiếp tục công việc"

 Esther Duflo là người trẻ tuổi nhất được trao giải Nobel Kinh tế. Bà đồng thời cũng trở thành người phụ nữ thứ hai đoạt giải thưởng danh giá này trong 50 năm qua. Bà Elinor Ostrom thuộc Đại học Indiana (Mỹ) là người phụ nữ đầu tiên nhận Nobel Kinh tế năm 2009.

Nobel Kinh tế không phải là một trong năm giải Nobel được đặt ra theo nguyện vọng của Alfred Nobel vào năm 1895. Tên chính thức là Giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển cho khoa học kinh tế để tưởng nhớ Nobel và vinh danh những nhân vật có đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực kinh tế học.

Kể từ năm 1969, giải Nobel Kinh tế học đã được trao 50 lần

MN

Nobel Văn học 2019: Peter Handke – nhà văn đối nghịch chuyên gây sốc và nhiều tranh cãi

Nobel Văn học 2019: Peter Handke – nhà văn đối nghịch chuyên gây sốc và nhiều tranh cãi

Theo một số nhà văn: Giải Nobel Văn học 2019 dành cho Peter Handke là sự "kết hợp sâu sắc tuyệt vời của sự mù quáng và gây sốc về đạo đức".