Trung Quốc và những thí nghiệm gây tranh cãi: Rùng mình khi nghĩ đến hậu quả

Trung Quốc được biết tới là nơi tất cả các loại nghiên cứu nguy hiểm và gây tranh cãi về mặt đạo đức y - sinh học được phép tiến hành.

“Thiên đường” của các thí nghiệm gây tranh cãi

Những tiết lộ gần đây về tài trợ của Viện Virus học Vũ Hán trong nghiên cứu về chức năng (GOF) đã làm sáng tỏ những nghiên cứu gây tranh cãi của Trung Quốc về y - sinh học. 

Nghiên cứu GOF liên quan đến việc lấy mầm bệnh và biến đổi để khiến virus trở nên nguy hiểm và dễ lây nhiễm hơn. Chính phủ Mỹ đã cấm loại nghiên cứu này đối với ba mầm bệnh có khả năng gây đại dịch là cúm, hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và hội chứng hô hấp cấp tính (SARS) từ năm 2014-2017.

 Ảnh minh họa một sinh vật chimeras.
human-animal chimeras
 Ảnh minh họa một sinh vật chimeras.

Trung Quốc không chỉ nghiên cứu GOF, mà còn tiến hành một thí nghiệm gây tranh cãi khác. Đó là thí nghiệm chimera (tạo ra một sinh vật là tập hợp nhiều phần của các cá thể khác nhau hay là sự kết hợp giữa hai hay nhiều loài trong một cơ thể). Chimera là một từ xuất phát từ thần thoại Hy Lạp, mô tả một sinh vật là một phần của sư tử, một phần dê và một phần rắn. Các nhà khoa học Trung Quốc đã cố tạo ra các sinh vật chimera động vật - người để phát triển vắc-xin và cấy ghép nội tạng.

Trung Quốc đã lợi dụng các lỗ hổng pháp lý quốc tế để tiến hành các thí nghiệm gây tranh cãi. Mặt khác, do các quy định nghiêm ngặt về sức khỏe cộng đồng, đạo đức sinh học ở Mỹ và các nước phương Tây, các nhà khoa học Mỹ và châu Âu thường thuê Trung Quốc trong các nghiên cứu GOF và chimera. 

Chẳng hạn như hồi tháng 7/2019, thế giới không ít bàng hoàng trước tin Viện Động vật học Côn Minh (thuộc Viện Khoa học Trung Quốc) tạo ra con tinh tinh khỉ-người đầu tiên. Dự án này do nhà khoa học người Tây Ban Nha là Giáo sư Juan Carlos Izpisua Belmonte, từ Viện Salk của Mỹ ở San Diego dẫn dắt, với sự hợp tác của Đại học Công giáo Murcia, Tây Ban Nha.

Báo cáo được đăng trên tờ El Pais của Tây Ban Nha tiết lộ, nghiên cứu được thực hiện ở Trung Quốc để tránh các vấn đề pháp lý. Trong khi đó ở Mỹ, NIH cấm tài trợ cho nghuên cứu tạo phôi người-khỉ. Còn tại Canada, theo Đạo luật hỗ trợ sinh sản của con người, việc cấy tế bào gốc không phải của người vào phôi người là một tội hình sự.

Một phôi heo 4 tuần tuổi được tiêm tế bào gốc của con người.
Một phôi heo 4 tuần tuổi được tiêm tế bào gốc của con người.

Không chỉ tạo ra con tinh tinh khỉ-người, Giáo sư Belmonte cùng các đồng nghiệp Trung Quốc còn tạo ra một phôi heo-người trong quá khứ. Đi xa hơn, hồi tháng 12 năm ngoái, nhóm nhà khoa học ở Bắc Kinh đã thông báo về việc tạo ra một sinh vật là sự kết hợp giữa tinh tinh-heo.

Do thiếu những hạn chế pháp lý, Trung Quốc được coi là bãi rác, là phòng thí nghiệm khổng lồ cho tất cả các loại nghiên cứu nguy hiểm và gây tranh cãi về mặt đạo đức của các nước phương Tây. Điều này tương tự như cách mà quốc gia châu Á này trở thành bãi chứa rác thải có thể tái chế trong nhiều thập kỷ qua, theo báo Asia Times.

Trung Quốc và những thí nghiệm phi đạo đức

Đứng trước đại dịch Covid-19, cả thế giới rùng mình tự hỏi: điều gì sẽ xảy ra, nếu những mầm bệnh nguy hiểm và quái vật chimera thoát khỏi phòng thí nghiệm?
Đứng trước đại dịch Covid-19 , cả thế giới rùng mình tự hỏi: điều gì sẽ xảy ra, nếu những mầm bệnh nguy hiểm và quái vật chimera thoát khỏi phòng thí nghiệm?

Các nhà khoa học coi chimera là một cách tiềm năng để giải quyết tình trạng thiếu các cơ quan nội tạng để cấy ghép cứu chữa bệnh nhân như thận, gan và tim. Họ tin rằng, các cơ quan nội tạng phù hợp về mặt di truyền với một người nhận sẽ được phát triển thông qua động vật chimera. Cách tiếp cận này dựa trên việc can thiệp gen tế bào người để trở thành tế bào gốc, sau đó được đưa vào phôi của một loài khác. 

Hiện nay, các nhà nghiên cứu bệnh Alzheimer muốn tiến thêm một bước và đang đề xuất sử dụng động vật khỉ-người thông qua việc tạo cho khỉ một bộ não con người. Hồi tháng 4/2019, các nhà khoa học Trung Quốc đã đưa vào phôi khỉ một gen quan trọng cho sự phát triển bộ não của người. Qua đó nhằm nghiên cứu các rối loạn thần kinh của con người.

Tuy nhiên, điều này đặt ra nhiều câu hỏi về đạo đức. Giới khoa học và các chính trị gia cho rằng bộ não là trung tâm của nhận thức và phản xạ. Câu hỏi đặt ra là: loài lai tạo giữa người và động vật có một hệ thần kinh có khả năng nhận thức hay không, tại thời điểm nào thì bộ não tinh tinh trở nên ít “khỉ” và giống người hơn?

Tiến sĩ Judy Illes, giáo sư thần kinh học tại Đại học British Columbia, Mỹ đã đặt vấn đề rằng, tại sao lại nhân cách hóa một con khỉ, nếu đó là việc chúng ta cần làm? “Nếu điều đó hợp lý về mặt khoa học, thì chúng ta chỉ cần thực hiện thí nghiệm trên người, không cần phải làm điều đó trên một con khỉ nhân bản”, ông nói.

Các thí nghiệm chimera luôn đặt ra nhiều câu hỏi về mặt đạo đức.
Các thí nghiệm chimera luôn đặt ra nhiều câu hỏi về mặt đạo đức.

Tuy nhiên, hướng nghiên cứu, thí nghiệm này dường như đang tạo nên sức hút đối với một số nhà khoa học. Và địa chỉ tìm đến của họ không đâu khác là Trung Quốc. Quỹ Bill và Melinda Gates (Mỹ) đã tài trợ cho một dự án nghiên cứu chimera tại Đại học Bắc Kinh của Trung Quốc. Qua đó quỹ này hy vọng có thể chế tạo được vắc-xin chống virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) và virus viêm gan C.

Tuy nhiên, trước hậu quả thảm khốc của đại dịch COVID-19, cả thế giới rùng mình khi nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra, nếu những mầm bệnh nguy hiểm và các quái vật chimera thoát khỏi phòng thí nghiệm.

(Nguồn: Asia Times)

TRẦN NGHỊ

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương