3 nguy cơ đang đe dọa nền kinh tế thế giới

Lạm phát của Mỹ, cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu và sự bùng phát Omicron của Trung Quốc đang đe dọa nền kinh tế thế giới.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang chuẩn bị đối phó với lạm phát cao bằng cách tăng mạnh lãi suất và thu hẹp bảng cân đối kế toán. Ở châu Âu, năng lượng đắt đỏ đang làm mất đi khả năng chi tiêu của người tiêu dùng. Còn ở Trung Quốc, biến thể Omicron bùng phát đã khiến các nhà chức trách áp đặt các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu.

3 nguy cơ đang đe dọa nền kinh tế thế giới

Theo The Economist, đó là một sự kết hợp ảm đạm đối với tăng trưởng toàn cầu và triển vọng đang tối dần. Một số nền kinh tế thậm chí có thể bị suy thoái vào những thời điểm khác nhau, tùy thuộc vào những trở ngại mà họ phải đối mặt.

Lạm phát giá tiêu dùng ở Mỹ chạm mức 7,9% và tiền lương theo giờ cao hơn 5,6% so với một năm trước. Mỹ có số lượng việc làm nhiều gấp gần hai lần số lao động thất nghiệp - tỷ lệ cao nhất trong 70 năm.

Ở châu Âu, khủng hoảng Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây đe dọa nguồn cung cấp năng lượng của lục địa này. Giá khí đốt cho mùa đông tới cao gấp 5 lần so với ở Mỹ và chi tiêu cho năng lượng gia đình cao gần gấp đôi so với tỷ trọng GDP. Khi giá năng lượng tăng cao, niềm tin của người tiêu dùng đã sụt giảm. Các công ty cũng đang gặp khó khăn. Sản xuất công nghiệp của Pháp đã giảm trong tháng 2.

Bên cạnh đó, mối đe dọa mang tính nghiêm trọng và tức thời đối với tăng trưởng toàn cầu từ sự bùng phát Covid-19 ở Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Việc phong tỏa cũng sẽ làm gián đoạn thương mại toàn cầu, vốn vẫn đang chật vật từ khi có đại dịch.

Nếu mở cửa quá sớm, Trung Quốc đại lục sẽ chứng kiến một làn sóng lây nhiễm và tử vong giống như những gì gần đây đã xảy ra với Hong Kong. Điều đó sẽ khiến người tiêu dùng sợ hãi và trở thành nguồn gốc gây ra gián đoạn kinh tế. 

Các nhà hoạch định chính sách thường bị đổ lỗi cho việc gây ra các rắc rối cho nền kinh tế thế giới. Các chính phủ châu Âu thì đối diện thách thức cũng từ việc họ để mình phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Nga. Và Trung Quốc phải gặp khó thế nào trong việc dập dịch cũng là điều có thể dự đoán được. 

Thanh Mai

Lấy đâu ra giáo viên khi hàng loạt môn học mới sẽ đưa vào giảng dạy năm học 2022-2023?

Lấy đâu ra giáo viên khi hàng loạt môn học mới sẽ đưa vào giảng dạy năm học 2022-2023?

Năm học 2022 - 2023, việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu thực hiện với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.